• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Những đối tượng cần cảnh giác nhất khi mắc cúm

Một số trường hợp mắc cúm biến chứng nặng như viêm xoang nặng, viêm phổi nặng cần nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực.

Những đối tượng cần cảnh giác nhất khi mắc cúm

Người già là một trong những đối tượng cần cảnh giác nhất khi mắc cúm. Ảnh: Hương Giang

TS.BS Ngô Chí Cương - Phó Giám đốc chuyên môn Bệnh viện Đa khoa Medlatec, Trưởng Chuyên khoa Truyền nhiễm cho biết: Từ sau kỳ nghỉ Tết đến nay, khi mọi người quay trở lại làm việc, bệnh viện tiếp nhận khoảng 30-40 trường hợp mỗi ngày với các triệu chứng giống cúm như ho, sốt, đau họng và tức ngực.

Qua thăm khám, các bác sĩ phát hiện khoảng 30-40% trong số đó mắc cúm A. Đối với những ca bệnh thể nhẹ, triệu chứng đơn thuần, bác sĩ kê đơn thuốc và hướng dẫn bệnh nhân điều trị tại nhà. Tuy nhiên, một số trường hợp biến chứng nặng như viêm xoang nặng, viêm phổi nặng cần nhập viện để theo dõi và điều trị tích cực.

Khi mắc cúm người bệnh thường xuất hiện triệu chứng đau đầu, sốt, ớn lạnh, ho, đau họng, đau nhức cơ khớp, mệt mỏi... Các triệu chứng không đặc hiệu có thể khiến người dân nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.

Thông thường trong điều trị cúm, bệnh nhân sẽ hết sốt trong vòng 24-48 giờ. Nếu sau thời gian này vẫn không cắt sốt hoặc xuất hiện các triệu chứng như khó thở, tức ngực, viêm phổi thì cần đến viện ngay để được hậu quả để lại.

Những đối tượng cần cảnh giác nhất khi mắc cúm

Theo bác sĩ, những người có hệ miễn dịch yếu cần cảnh giác mắc và có thể để lại biến chứng do cúm gây nên, gồm:

Trẻ em: Dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hay mắc phải;

Người già trên 65 tuổi;

Phụ nữ có thai;

Người lớn mắc các bệnh mạn tính (tim mạch, tiểu đường);

Suy giảm miễn dịch (bệnh nhân đang điều trị thuốc chống ung thư, HIV/AIDS).

Những biện pháp hữu hiệu phòng cúm dễ dàng, chủ động

Trước tình trạng số ca mắc cúm gia tăng, số ca mắc cúm hiện tại không thay đổi độc lực, chủ yếu là cúm A/H1N1, A/H3N2 và cúm B, tuy nhiên, người dân không nên chủ động phòng ngừa bằng việc áp dụng các biện pháp dễ dàng như sau:

Các biện pháp phòng bệnh chung: Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, rửa tay đúng quy trình…

Phòng lây nhiễm từ người bệnh: Cách ly người bệnh phải đeo khẩu trang trong thời gian điều trị; Thường xuyên làm sạch và khử khuẩn buồng bệnh và quần áo, dụng cụ của người bệnh.

Tiêm phòng vaccine cúm: Nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm, đặc biệt nhóm nguy cơ cao; Có thể điều trị dự phòng bằng thuốc kháng virus Oseltamivir (Tamiflu) cho những người thuộc nhóm nguy cơ cao mắc cúm biến chứng có tiếp xúc với người bệnh được chẩn đoán xác định cúm. Thời gian điều trị dự phòng là 10 ngày.

Chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt: Duy trì lối sống lành mạnh, chế độ dinh dưỡng cân đối, tập thể dục đều đặn, ngủ đủ giấc và tránh stress có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc cúm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...