• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Vì sao Lưu Bang chiếm kinh đô nhà Tần nhưng không dám xưng vương?

Cuối thời nhà Tần, đất nước đi đến bờ vực diệt vong, Lưu Bang dẫn quân đánh chiếm được kinh đô Hàm Dương, nhưng chưa vội giết Hoàng đế Tần Tử Anh và tự mình xưng vương theo hẹn ước.

Cuộc đời và những biến động thời nhà Tần được dư luận tìm đọc lại sau bộ phim tài liệu của Netflix.

Theo "Sử ký" của Tư Mã Thiên, cuối đời nhà Tần, binh lực suy yếu, dân nổi dậy ở khắp nơi, các nước chư hầu cũng nhăm nhe thoát khỏi ách thống trị của Hoàng đế.

Lúc này, Hạng Lương - hậu duệ của tướng nước Sở dấy binh khởi nghĩa, chống lại Tần, lập nên Sở Hoài vương với ý đồ khôi phục nước Sở. Phía dưới Hạng Lương có nhiều tướng giỏi quy phục, trong đó có Lưu Bang và Hạng Vũ.

Năm 208 TCN, Hạng Lương coi thường quân Tần, bị tướng giỏi thời Tần là Chương Hàm dẫn quân tiêu diệt ở Định Đào. Sở Hoài vương vẫn tiếp tục kế hoạch tiêu diệt nước Tần.

Tạo hình Lưu Bang trong phim “Hán Sở kiêu hùng“. Ảnh: Nhà sản xuất

Tạo hình Lưu Bang trong phim “Hán Sở kiêu hùng“. Ảnh: Nhà sản xuất

Năm 207 TCN, Sở Hoài vương giao ước với tướng sĩ chư hầu: "Ai vào Quan Trung trước, người đó làm vương". Đồng thời, ông giao cho Lưu Bang tiến về kinh đô nước Tần, còn Hạng Vũ đi cứu nước Triệu đang bị Chương Hàm vây đánh.

Năm 206 TCN, quân của Lưu Bang đánh chiếm Hàm Dương, tiến vào Quan Trung. Hoàng đế nước Tần là Tần Tử Anh mang theo ấn, phù thiên tử ra đầu hàng.

Tuy nhiên, Lưu Bang lấy lý do Sở Hoài vương xem trọng mình có tính nhân từ, độ lượng nên giữ lại mạng sống của vua quan nhà Tần. Ông cũng chưa trực tiếp xưng vương mà án ngữ ở Hàm Cốc, không cho quân chư hầu tiến vào kinh đô nhà Tần.

Cuối năm 206 TCN, Hạng Vũ sau khi chinh phạt khắp nơi trở lại nước Tần, mới biết kinh đô Hàm Dương đã bị Lưu Bang chiếm đóng. Hạng Vũ tức giận, sai tướng Anh Bố phá cửa ải Hàm Cốc, tiêu diệt quân của Lưu Bang. Lúc đó, quân của Hạng Vũ có 40 vạn người, còn Lưu Bang chỉ có 10 vạn.

Trước sự đe dọa của Hạng Vũ, Lưu Bang kinh sợ, mời quân sư Trương Lương bàn kế sách. Trương Lương cho rằng quân Hạng Vũ quá mạnh, không thể đối đầu, khuyên Lưu Ban mở cửa thành cho Hạng Vũ rồi sẽ lo liệu.

Mặt khác, Trương Lương tìm cách thuyết phục Hạng Vũ, để ông coi thường Lưu Bang hèn yếu, không nghi ngờ Lưu Bang có tâm làm phản. Nhưng Phạm Tăng - quân sư của Hạng Vũ lại một lòng muốn tiêu diệt Lưu Bang. Phạm Tăng chuẩn bị một kế hoạch chu đáo, giết Lưu Bang ở tiệc Hồng Môn.

Lưu Bang đến tiệc Hồng Môn xin lỗi Hạng Vũ. Nhờ tài ăn nói của Trương Lương, Lưu Bang thoát khỏi hiềm nghi. Hạng Vũ bỏ qua mưu kế giết Lưu Bang của Phạm Tăng, còn mời Lưu Bang ở lại uống rượu.

Phạm Tăng không phục, tìm cơ hội ám sát Lưu Bang ở tiệc rượu. May mắn thay, Trương Lương đã dự đoán từ trước, cử tướng trung thành của Lưu Bang là Phàn Khoái ra tay, giúp Lưu Bang thoát khỏi hiểm cảnh.

Sau đó, Trương Lương lại tìm cơ hội chuốc say Hạng Vũ, lừa quân lính có lệnh của Hạng Vũ cho đi, rồi hộ tống Lưu Bang trở về.

Sử sách sau này có nhiều giai thoại khác nhau về Hồng Môn yến. Bữa tiệc đầy dãy âm mưu trở thành một trong những sự kiện nổi tiếng bậc nhất, từng nhiều lần xuất hiện trong bộ phim ảnh lịch sử Trung Quốc.

Kết thúc sự kiện Hồng Môn yến, Hạng Vũ thất hứa, cho người ám sát Sở Hoài vương, trở thành người đứng đầu chư hầu. Hạng Vũ chia lại vùng đất đã chinh phạt sau cuộc khởi nghĩa thành 19 nước.

Trong đó, Quan Trung được chia làm 4 phần, phong Lưu Bang làm Hán vương, cai trị vùng thuộc Tứ Xuyên, Trùng Khánh và phía nam Thiểm Tây hiện nay.

Phần lớn đất Tần cũ, Hạng Vũ chia cho 3 tướng Tần theo hàng mình là Chương Hàm (Ung vương), Đổng Ế (Địch vương) và Tư Mã Hân (Tắc Vương), gọi là Tam Tần để đề phòng Lưu Bang tiến về đông.

Tháng 4 năm 206 TCN, Lưu Bang mới trở thành Hán vương, trở về đất phong, được cấp 3 vạn quân.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết