• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quốc Tử Giám Huế sẽ ra sao sau khi di dời loạt bảo vật?

HUẾ - Sau khi các hiện vật được di chuyển về Bảo tàng lịch sử Thừa Thiên Huế, dự kiến, Quốc Tử Giám sẽ được tiến hành tu bổ, tôn tạo.

Ngày 11.11, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện đã hoàn thành di dời toàn bộ 100% hiện vật, Bảo vật Quốc gia từ Quốc Tử Giám lên Bảo tàng Lịch sử tỉnh.

Ngày 13.11, trao đổi với Lao Động, ông Nguyễn Đức Lộc - Giám đốc Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, hiện đã hoàn thành di dời toàn bộ 100% hiện vật, Bảo vật Quốc gia từ Quốc Tử Giám lên Bảo tàng Lịch sử tỉnh.

“Đến nay đơn vị đang cố gắng trong tháng 11 sẽ bàn giao di tích cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế. Hiện đã lập dự án, để tiến hành triển khai công tác tu bổ, tôn tạo”, ông Lộc cho hay. Ảnh: Nguyễn Phong.

“Đơn vị đang cố gắng trong tháng 11 sẽ bàn giao di tích cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Hiện đã lập dự án để tiến hành triển khai công tác tu bổ, tôn tạo”, ông Lộc cho hay.

Trước đó, nhiều hiện vật các loại, trong đó có các Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (số 01, đường 23 tháng 8, phường Thuận Thành, TP Huế) được di chuyển về địa điểm mới để trả lại không gian cho di tích Quốc Tử Giám. Ảnh: Nguyễn Phong.

Trước đó, nhiều hiện vật các loại, trong đó có các Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế (số 01, đường 23 tháng 8, phường Thuận Thành, TP Huế) được di chuyển về địa điểm mới để trả lại không gian cho di tích Quốc Tử Giám. Ảnh: Nguyễn Phong.

Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đặt trụ sở tại di tích Quốc Tử Giám (công trình thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế) được công nhận là di tích cấp quốc gia đặc biệt.

Từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đặt trụ sở tại di tích Quốc Tử Giám (công trình thuộc Quần thể Di tích Cố đô Huế) được công nhận là Di tích cấp Quốc gia đặc biệt.

Năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đã có Quyết định số 2312/QĐ-UBND về việc phê duyệt chủ trương đầu tư di dời nâng cấp Bảo tàng lịch sử tỉnh đến tại số 268 Điện Biên Phủ (TP Huế) nhằm hình thành thiết chế văn hóa phù hợp gắn kết với các địa điểm di tích đàn Nam Giao, nghĩa trang Phan Bội Châu… đồng thời phát huy giá trị của các bảo vật, hiện vật đang lưu trữ tại Bảo tàng.

Năm 2018, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế có quyết định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư di dời nâng cấp bảo tàng lịch sử đến số 268 Điện Biên Phủ (TP Huế) nhằm hình thành thiết chế văn hóa phù hợp gắn kết với các địa điểm di tích đàn Nam Giao, nghĩa trang Phan Bội Châu, đồng thời phát huy giá trị của các bảo vật, hiện vật đang lưu trữ tại Bảo tàng.

Bên cạnh đó, chủ trương này cũng nhằm trả lại không gian cho di tích Quốc Tử Giám sau hơn 40 năm Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế “mượn tạm” làm trụ sở để có hướng bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Bên cạnh đó, chủ trương này cũng nhằm trả lại không gian cho di tích Quốc Tử Giám sau hơn 40 năm Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế “mượn tạm” làm trụ sở, để có hướng bảo tồn, phát huy giá trị di tích.

Từ tháng 5.2020, Bảo tàng Lịch sử đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành di dời các hiện vật trưng bày ngoài trời tại trụ sở cũ bao gồm: 7 chiếc xe tăng, 4 khẩu pháo, 4 máy bay về địa điểm mới tại số 268 Điện Biên Phủ (TP Huế).

Từ tháng 5.2020, Bảo tàng Lịch sử đã phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành di dời các hiện vật trưng bày ngoài trời tại trụ sở cũ bao gồm: 7 chiếc xe tăng, 4 khẩu pháo, 4 máy bay về địa điểm mới tại số 268 Điện Biên Phủ (TP Huế).

Tại kho cơ sở của bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản 32.107 hiện vật. Trước khi di chuyển các hiện vật này đến cơ sở mới, công tác đóng gói là một trong những công việc quan trọng, được đặt lên hàng đầu.

Tại kho cơ sở của bảo tàng đang lưu giữ, bảo quản 32.107 hiện vật. Trước khi di chuyển các hiện vật này đến cơ sở mới, công tác đóng gói là một trong những công việc quan trọng, được đặt lên hàng đầu.

Ngày xưa, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã chọn Huế làm Kinh đô cho cả nước, đó cũng là nguyên nhân khai sinh trường Quốc Tử Giám thứ hai của đất nước. Ban đầu trường Quốc Tử Giám có địa chỉ tại đường Văn Thánh (Hương Hồ, TP Huế) nay là Văn Võ Miếu. Ảnh: Nguyễn Phong.

Ngày xưa, sau khi thống nhất đất nước, vua Gia Long đã chọn Huế làm kinh đô cho cả nước, đó cũng là nguyên nhân khai sinh Quốc Tử Giám thứ hai của đất nước. Ban đầu trường Quốc Tử Giám có địa chỉ tại đường Văn Thánh (Hương Hồ, TP Huế) nay là Văn Võ Miếu. Vì trường ở hơi xa kinh thành, nên năm 1908, triều đình cho dời về gần bên trái Đại Nội như hiện nay. Ảnh: Nguyễn Phong.

Đối tượng được theo học ở trường Quốc Tử Giám bao gồm: Tôn sinh (con em trong Hoàng tộc), Ấm sinh (con các đại thần trong triều), học sinh (các thanh niên thông minh tuấn tú trong cả nước), các tú tài, cử nhân đã đỗ kỳ thi Hương ở các tỉnh.

Đối tượng được theo học ở trường Quốc Tử Giám bao gồm: Tôn sinh (con em trong Hoàng tộc), Ấm sinh (con các đại thần trong triều), học sinh (các thanh niên thông minh tuấn tú trong cả nước), các tú tài, cử nhân đã đỗ kỳ thi Hương ở các tỉnh.

Dãy nhà học bên trái Di Luân Đường nơi các giám sinh triều Nguyễn học ngày xưa, nay đã bị xuống cấp, hư hỏng nặng do sự cố hỏa hoạn xảy ra năm 2022. Ảnh: Nguyễn Phong.

Dãy nhà học bên trái Di Luân Đường nơi các giám sinh triều Nguyễn học ngày xưa, nay đã xuống cấp, hư hỏng nặng do sự cố hỏa hoạn xảy ra năm 2022. Ảnh: Nguyễn Phong.

Thời gian tới, sau khi Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế quản lí, di tích sẽ được tu bổ tôn tạo.

Thời gian tới, sau khi Bảo tàng Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế bàn giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế quản lí, di tích sẽ được tu bổ tôn tạo.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...