• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Độc đáo những bức tranh vẽ bằng ngón tay của nữ hoạ sĩ trẻ

Những bức tranh trong triển lãm "Những nỗi buồn đẹp" của họa sĩ Hồng Ngọc diễn ra lúc 18h00 ngày 7.7 và kéo dài đến hết ngày 16.7.2023 tại TPHCM gây ấn tượng vì được thực hiện bằng ngón tay.

Hoạ sĩ Hồng Ngọc có cha là họa sĩ gạo cội Nguyễn Hưng Trinh. Cô thừa hưởng phương pháp vẽ tranh bằng ngón tay từ cha của mình.  Với cách vẽ bằng ngón tay, người mới vẽ rất khó thực hiện, nhưng với Hồng Ngọc - nhờ tiếp cận với lối vẽ của cha từ nhỏ - nên tiếp nhận rất nhanh. Hồng Ngọc đã học vẽ chân dung và tĩnh vật, ngày nào rảnh rỗi là luyện tập.

Hoạ sĩ Hồng Ngọc có cha là họa sĩ gạo cội Nguyễn Hưng Trinh. Cô thừa hưởng phương pháp vẽ tranh bằng ngón tay từ cha của mình. Với cách vẽ bằng ngón tay, người mới vẽ rất khó thực hiện, nhưng với Hồng Ngọc - nhờ tiếp cận với lối vẽ của cha từ nhỏ - nên tiếp nhận rất nhanh. Hồng Ngọc đã học vẽ chân dung và tĩnh vật, ngày nào rảnh rỗi là luyện tập.

Hoạ sĩ Hồng Ngọc cho rằng ngón tay là cách tốt nhất để bản thân có thể truyền tải những cảm xúc của bản thân vào tác phẩm một cách chân thực nhất, chạm vào sơn và cảm nhận từng sớ vải như thể hòa vào làm một.

Hoạ sĩ Hồng Ngọc cho rằng ngón tay là cách tốt nhất để bản thân có thể truyền tải những cảm xúc của bản thân vào tác phẩm một cách chân thực nhất, chạm vào sơn và cảm nhận từng sớ vải như thể hòa vào làm một.

Hình ảnh thiếu nữ thuần khiết với thân hình mảnh mai, đôi mắt như bầu trời đêm với trăng và sao, là nét đặc trưng trong tranh của Hồng Ngọc.

Hình ảnh thiếu nữ thuần khiết với thân hình mảnh mai, đôi mắt như bầu trời đêm với trăng và sao, là nét đặc trưng trong tranh của Hồng Ngọc.

Nhà phê bình mỹ thuật Nguyên Hưng nhận xét: “Trước triển lãm đầu tay của Hồng Ngọc, tôi cũng muốn viết bài giới thiệu. Nhưng mấy hôm nay, cứ loay hoay, vì... khó viết quá. Khó viết, không phải vì tôi là chú, viết về cháu “khó giữ được sự khách quan”, mà bởi ngay chính tranh của Hồng Ngọc“.

“Tranh của Hồng Ngọc, tuy gần gũi về đề tài, cấu trúc hình tượng và bố cục, kể cả bảng màu cũng hết sức quen thuộc, nhưng lại ứ đầy cảm xúc. Nổi bật trong tranh - thường chỉ có một, hai nhân vật - là một, hai đôi mắt mở to. Dường như Hồng Ngọc gởi gắm tất cả những điều mình muốn nói, muốn biểu hiện qua những “cửa sổ tâm hồn” này...” - ông Nguyên Hưng nói thêm.

“Tranh của Hồng Ngọc, tuy gần gũi về đề tài, cấu trúc hình tượng và bố cục, kể cả bảng màu cũng hết sức quen thuộc, nhưng lại ứ đầy cảm xúc. Nổi bật trong tranh - thường chỉ có một, hai nhân vật - là một, hai đôi mắt mở to. Dường như Hồng Ngọc gửi gắm tất cả những điều mình muốn nói, muốn biểu hiện qua những “cửa sổ tâm hồn” này...” - nhà phê bình mỹ thuật và là chú ruột của nữ hoạ sĩ - Nguyên Hưng chia sẻ.

Còn nói như họa sĩ Nguyễn Hưng Trinh: “Với mẫu dáng thiếu nữ, nhưng từ hình tượng đến bố cục màu và bố cục không gian Hồng Ngọc không vẽ trùng lặp, mà mỗi bức tranh có sắc thái riêng, dễ đưa người xem đến cảm giác nhẹ nhàng, thích thú“.

Có thể nói, với mẫu dáng thiếu nữ, nhưng từ hình tượng đến bố cục màu và bố cục không gian tranh của nữ hoạ sĩ không vẽ trùng lặp, mà mỗi bức tranh có sắc thái riêng, dễ đưa người xem đến cảm giác nhẹ nhàng.

“Hồng Ngọc tính ít bộc lộ, nhưng sống với nội tâm và sâu sắc trong ý nghĩ, cháu tìm chính mình qua từng tác phẩm, vì vậy tranh cháu biểu cảm sự chân thật, dễ đi vào lòng người. Những ánh mắt nhân vật trong mỗi bức tranh, là tâm cảm của Hồng Ngọc” - hoạ sĩ Hưng Trinh nói thêm.

Những ánh mắt nhân vật trong mỗi bức tranh là tâm cảm mà nữ hoạ sĩ muốn gửi gắm.

Một đặc trưng nữa, đó là tính biểu tượng và ước lệ đã giúp tôn tạo nhân vật nữ ở mức tối đa, mang lại tinh thần tự họa một cách rõ nét.

Một đặc trưng nữa, đó là tính biểu tượng và ước lệ đã giúp tôn tạo nhân vật nữ ở mức tối đa, mang lại tinh thần tự họa một cách rõ nét.

Khi vẽ thì Hồng Ngọc gần như tách mình ra khỏi thời điểm hiện tại để tìm được sự bình an cho tâm hồn ở thế giới của hội họa - nơi mà Hồng Ngọc tin rằng là dịu dàng nhất, để có thể tự do bày tỏ hết nỗi niềm của bản thân và chữa lành những thương tổn.

Khi vẽ thì Hồng Ngọc gần như tách mình ra khỏi thế giới hiện tại để tìm được sự bình an cho tâm hồn ở thế giới của hội họa - nơi mà Hồng Ngọc tin rằng là dịu dàng nhất, để có thể tự do bày tỏ hết nỗi niềm của bản thân và chữa lành những thương tổn.

Hồng Ngọc ít tái hiện lại các hành động kịch tính, mà đi tìm sự trầm tư, sự quán chiếu vào bên trong chính mình.

Hồng Ngọc ít tái hiện lại các hành động kịch tính, mà đi tìm sự trầm tư, sự quán chiếu vào bên trong chính mình.

Ở đó có sự thăng hoa và thánh thiện. Ở đó có sự mơ mộng và tự do. Và trên hết, ở đó có những nỗi buồn đẹp.

Ở đó có sự thăng hoa và thánh thiện. Ở đó có sự mơ mộng và tự do. Và trên hết, ở đó có những nỗi buồn đẹp.

 

Một số tác phẩm khác của nữ hoạ sĩ.

Một số tác phẩm khác của nữ hoạ sĩ.


Nguồn:https://laodong.vn/photo/doc-dao-nhung-buc-tranh-ve-bang-ngon-tay-cua-nu-hoa-si-tre-1212965.ldo Copy link
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...