Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 323
Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 323 (1700-2023) và Lễ công bố nội dung văn bia Đức lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh đã diễn ra sáng 3-7 tại Khu II - Khu Trung Đại thuộc Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc.
Ban Quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Thủ Đức tổ chức Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh lần thứ 323 và Lễ công bố nội dung văn bia Đức lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh.
Đây là hoạt động phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, ghi nhận công đức đối với Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Ông là vị tướng đặt nền móng cho vùng đất Sài Gòn – Gia Định (này là TP HCM), người có công đầu trong thiết lập hệ thống chính quyền ở vùng đất Nam Bộ.
Múa lân tại Lễ Giỗ Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh và Lễ công bố nội dung văn bia Đức lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Tiết mục múa lân sôi động
Rộn ràng trước khi phần lễ bắt đầu
Các tiết mục văn nghệ trước lễ
Đến tham dự lễ giỗ và công bố văn bia có ông Phan Văn Mãi - Chủ tịch UBND TP HCM - cùng các lãnh đạo và nguyên lãnh đạo TP HCM…
Tại buổi lễ, ông Hoàng Trung Nghĩa - Trưởng Ban quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc, ngợi ca cuộc đời và sự nghiệp của Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh. Vốn dòng dõi võ tướng, ông sớm theo cha chinh chiến, lập được nhiều chiến công, được chúa Nguyễn Phúc Tần (1620 - 1687) phong chức Cai cơ.
Các đại biểu kéo băng công bố nội dung văn bia
Nội dung văn bia dần lộ diện
Tấm vải đỏ bao phủ dần được kéo xuống
Văn bia ghi nhận công của Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Toàn bộ nội dung văn bia
Mùa xuân, tháng 2 năm Mậu Dần (1968), chúa Nguyễn Phúc Chu phong Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất, mang quân đi kinh lược xứ Đồng Nai, lấy đất Nông Nại Đồng Phố đặt làm phủ Gia Định, lấy Đồng Nai làm huyện Phước Long, đặt doanh Trấn Biên, lấy Sài Gòn làm huyện Tân Bình, dựng doanh Phiên Trấn.
Ông tập hợp và chiêu mộ lưu dân, đồng thời đặt các chức quan, binh để quản lý, tổ chức khai khẩn ruộng đất, định ngạch tô thuế, làm sổ đinh điền, xác lập chủ quyền của Đàng Trong.
Ông còn đem quân tiến đánh, phá được quân Chiêm, đổi tên Chiêm Thành thành trấn Thuận Thành (vùng Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay) và dẹp tan sự xâm lăng của vua nước Chân Lạp, sau khi đánh tan quân của Nặc Thu, vỗ yên dân chúng rồi rút binh về.
Ông qua đời ngày 16-5 năm Canh Thìn (1700) ở tuổi 51.
Từ năm 2020, sau khi tổng hợp các ý kiến từ các sở, ban ngành và được sự thống nhất về nội dung và hình thức trong cuộc họp giữa Ban Tuyên giáo Thành ủy, Sở Văn hóa – Thể thao TP HCM và ông Cao Tự Thanh – tác giả của bài văn bia; Ban quản lý Công viên Lịch sử - Văn hóa Dân tộc đã in nội dung văn bia và dán bằng decal lên bia đá tại đền thờ.
Từ năm 2020 đến 2022, ban quản lý tổ chức lấy ý kiến góp ý trực tiếp vào sổ tại đền thờ và trang tin điện tử của ban. Đa phần các ý kiến đồng tình với nội dung và không có góp ý gì thêm.
Các đại biểu chuẩn bị vào viếng Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Ông Phan Văn Mãi cùng các cùng lãnh đạo và nguyên lãnh đạo TP HCM tiến vào trong đền
Dâng hương cho Đức Lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Đến ngày 23-5-2023, nội dung văn bia được khắc lên bia đá tại đền thờ Nguyễn Hữu Cảnh.
Nội dung văn bia có đoạn: "Chưởng cơ Trấn thủ Bình Khang Lễ thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh, năm Mậu Dần 1698 lãnh chức Thống suất vào Nam kinh lược, lập phủ Gia Định, mở đất ngàn dặm. Năm Kỷ Mão 1699 lại lãnh chức Thống suất vào Nam đánh dẹp, quân ra biên cảnh, giặc mạnh phải hàng. Không ngờ lao khổ thành bệnh, năm Canh Thìn 1700 sao tướng rơi rụng, mất ở trong quân, xót thay!
Văn bia Đức lễ Thành hầu Nguyễn Hữu Cảnh
Tướng quân xuất thân tướng môn, trí dũng song toàn, coi quân trị dân đều có công lao chính tích, các triều phong tặng, nhiều đời tưởng nhớ, há chi là loại dũng tướng xung thành hãm trận, chém tướng đoạt cờ bình thường mà thôi đâu".