• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

FED sẽ giảm lãi suất khẩn cấp?

Sau đợt biến động mạnh của thị trường tài chính Phố Wall đã nảy ra tranh cãi liệu Fed có thể giảm lãi suất ngoài kế hoạch dự kiến.

Phố Wall đã phản ứng tiêu cực với dữ liệu kinh tế Mỹ mới công công bố tuần trước Phố Wall đã phản ứng tiêu cực với dữ liệu kinh tế Mỹ mới công công bố tuần trước

Ngày 4/8 Goldman Sachs nâng khả năng Mỹ suy thoái trong năm 2025 từ 15% lên 25%. Lo sợ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái, các thị trường tài chính lớn rơi vào hoảng loạn. Làn sóng bán tháo xảy ra tại Phố Wall vào ngày 5/8. Chỉ số Dow Jones có thời điểm đã giảm 1.000 điểm, trong khi S&P 500 mất 3% trong ngày tồi tệ nhất kể từ năm 2022.

Đơn cử như cổ phiếu nhà sản xuất chip khổng lồ Nvidia đang trên đà giảm 2,3% tính đến ngày 10/8 và giảm hơn 10% kể từ đầu tháng này.

Chỉ số Biến động Cboe - được Phố Wall sử dụng để đo lường nỗi sợ hãi - đã đạt đến đỉnh điểm, từng xuất hiện lần cuối trước khi bắt đầu đại dịch COVID-19 và cuộc đại khủng hoảng tài chính.

Không chỉ thị trường chứng khoán mới có một tuần đầy biến động. Lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm có thời điểm đã giảm xuống dưới 3,70% và chỉ lấy lại mức 4% vào ngày 8/8. Sau đó, chỉ số này lại quay về mốc khoảng 3,94% vào ngày tiếp theo.

Dữ liệu việc làm của Hoa Kỳ tháng 7 đáng thất vọng và khiến nhiều người lo ngại Cục Dự trữ Liên bang (FED) đã quá muộn trong việc cắt giảm lãi suất.

Cho dù thị trường đã phục hồi hồi phần lớn khoản lỗ từ biến động dữ dội, nhưng điều dễ thấy là nhà đầu tư đang “nhạy cảm” hơn bao giờ hết với các chỉ số kinh tế Mỹ và hành động bán tháo cũng chứng minh rằng thị trường vốn quá ngột ngạt đang đẩy nhiều “nguy cơ” thành “hiện thực”.

Và rằng, nhà đầu tư đã rất sốt ruột với hành động của FED. Liệu tổ chức này sẽ hạ lãi suất khẩn cấp? Joseph LaVorgna, nhà kinh tế trưởng của SMBC Nikko Securities, cho rằng: việc giảm lãi suất sớm ngoài cuộc họp đã lên kế hoạch “sẽ giống như một động thái hoảng loạn”.

Trong khi đó, chuyên gia cấp cao Michael Feroli của JP Morgan nhận định: “FED chỉ giảm lãi suất khẩn cấp trong thời kỳ thị trường tín dụng bị gián đoạn và hệ thống tài chính đóng băng”.

Đặc điểm nổi bật của FED dưới thời Chủ tịch Jerome Powell là lấy chỉ số lạm phát làm thước đo cho chính sách tiền tệ, tài chính. Ông Powell hàng chục lần lập luận về mối quan hệ không thể tách rời giữa “lãi suất và lạm phát”.

Nói cách khác, FED không quá bận tâm đến cách thị trường chứng khoán hoạt động. Theo đó, khi và chỉ khi lạm phát Mỹ quay về mức tiệm cận 2% thì FED mới hạ lãi suất và “lời hứa tháng 9” vì vậy được giới nghiên cứu đặt cược với tỷ lệ rất cao. Ba trong bốn lần nới lỏng tiền tệ của FED trong suốt 3 thập kỷ qua đều diễn ra đúng theo lịch trình.

Tuy vậy, vẫn đang nổi lên đồn đoán tổ chức tài chính quyền lực này sẽ giảm lãi suất 50 bps tại mỗi cuộc họp vào tháng 9 và tháng 11 tới.

Khả năng hạ lãi suất ngoài kế hoạch của FED dường như không thể xảy ra, song việc gia tăng cường độ cho mỗi đợt là khả dĩ. Tất nhiên, việc đó sẽ gây ra xáo trộn nhất định với tỷ giá toàn cầu, qua đó ảnh hưởng toàn cục đến hoạt động xuất nhập khẩu.

Theo Trương Khắc Hà

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...