• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phim mới của Dương Tử được khen ngợi nhờ yếu tố đặc biệt

Bộ phim "Quốc sắc phương hoa" của Dương Tử, Lý Hiện được yêu thích vì tái hiện loạt chi tiết bám sát với lịch sử thời Đường.

"Quốc sắc phương hoa" là bộ phim cổ trang nhận được nhiều sự quan tâm của khán giả nhất hiện tại. Sự kết hợp ăn ý giữa Dương Tử - Lý Hiện, cùng với cốt truyện hấp dẫn đã góp phần tạo nên thành công của bộ phim.

Ngoài ra, yếu tố không thể thiếu giúp "Quốc sắc phương hoa" lấy thiện cảm của khán giả chính là những chi tiết tinh tế, được phục dựng sát với lịch sử.

Ảnh: Weibo

"Quốc sắc phương hoa" lấy thiện cảm của khán giả nhờ những chi tiết sát với lịch sử. Ảnh: Weibo

Theo tiết lộ từ nhà sản xuất, mất hơn 1 năm để ê-kíp chuẩn bị 1.500 bộ trang phục cũng như nghiên cứu tạo hình các nhân vật sao cho sát với phong cách thời Đường.

Phong cách trang điểm với hai chấm đỏ ở miệng của Dương Tử nhận được nhiều lời khen ngợi vì vừa xinh đẹp, vừa lạ mắt. Thực chất, đây không phải hai chấm đỏ thông thường mà là hai bông hoa.

Việc vẽ hai bông hoa ở khóe miệng giống như hai lúm đồng tiền nhỏ xinh là kiểu trang điểm rất phổ biến thời nhà Đường nhưng ít đoàn phim cổ trang nào chú ý tới. Trước đó, "Võ Mị Nương truyền kỳ" là một trong những tác phẩm hiếm hoi phục dựng được chi tiết này.

Ảnh: Weibo

Chi tiết hai bông hoa ở khóe miệng Dương Tử cho thấy sự tỉ mỉ trong khâu tạo hình của đoàn phim. Ảnh: Weibo

Ngoài ra, các nhân vật nữ quý tộc trong "Quốc sắc phương hoa" đều trang điểm lộng lẫy, với làn da trắng thể hiện địa vị cao quý. Nhân vật Lý Ấu Trinh (Trương Nhã Khâm thủ vai) có trang điểm khác biệt rõ rệt so với Hà Duy Phương (Dương Tử thủ vai), phản ánh sự khác biệt về địa vị xã hội.

Các nhân vật nữ trong phim cũng không đeo khuyên tai bởi tư tưởng Nho giáo thời Đường cho rằng việc xỏ lỗ tai là tự làm tổn thương thân thể mà cha mẹ ban cho.

Phụ nữ thời nhà Đường không dùng khuyên tai vì ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Ảnh:

Phụ nữ thời nhà Đường không đeo khuyên tai vì ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo. Ảnh: Weibo

Phân cảnh trẻ em chơi cầu trượt trong phim từng bị cho là không hợp với bối cảnh cổ trang. Tuy nhiên sau đó, khán giả phát hiện trò chơi này đã tồn tại từ thời cổ đại, được minh họa trong bức tranh "Anh Hí Đồ" thời Nam Tống, mô tả cảnh trẻ em chơi trên cầu trượt bằng gỗ.

Ảnh: Weibo

Phim phục dựng các chi tiết bằng tranh cổ trong lịch sử. Ảnh: Weibo

Một chi tiết thú vị khác là cảnh trong phủ Tưởng gia có mưa dù bên ngoài trời nắng. Đây không phải lỗi kỹ thuật mà là sự tái hiện chính xác "thanh lương điện" thời Đường, một loại phòng dành cho giới quý tộc tránh nóng, sử dụng hệ thống tuần hoàn nước để làm mát, tương tự như máy điều hòa hiện đại.

Sự tỉ mỉ trong việc tái hiện các chi tiết lịch sử của "Quốc sắc phương hoa" không chỉ cho thấy tâm huyết của đoàn phim mà còn khẳng định sự tôn trọng dành cho khán giả xem phim.

Hiện phim của Dương Tử có điểm Douban cán mốc 7.8 với hơn 131.700 lượt đánh giá, vượt xa các tác phẩm cổ trang chiếu cùng thời điểm là "Đại phụng đả canh nhân" và "Bạch nguyệt phạn tinh".

Theo Khốc Vân, phim chiếm 17.7% thị phần phim chiếu mạng, lượt xem trực tuyến ước tính hơn 55 triệu.

Trên đài truyền hình Hồ Nam, phim có rating (tỉ suất người xem) đạt 0,62%, đỉnh điểm lên tới 0,8%, con số khá lý tưởng đối với một bộ phim thuộc đề tài cổ trang lãng mạn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...