• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Trường học hạnh phúc được xây dựng từ những giờ học hạnh phúc

Trước yêu cầu đổi mới, CĐGD Việt Nam triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực ứng xử sư phạm, đạo đức nhà giáo, người lao động. Trong đó, điểm nhấn là các trường học hạnh phúc, xây dựng mối quan hệ thầy với trò...

Trường học hạnh phúc được xây dựng từ những giờ học hạnh phúc

Lớp học hạnh phúc tại Trường THPT Gang Thép, Thái Nguyên. Ảnh: Minh Hạnh

Ông Phạm Văn Quang - Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Thái Nguyên - cho biết, “Trường học hạnh phúc” trước hết phải là môi trường thân thiện, nơi cán bộ, thầy cô, nhân viên, học sinh và phụ huynh cảm thấy được yêu thương, được tôn trọng, được an toàn...

Qua đó, giáo dục học sinh phát huy tối đa phẩm chất và khả năng, trở thành công dân toàn cầu, học để biết, học để làm, học để chung sống, học để khẳng định mình.

Để thực hiện được điều này, ban giám hiệu và công đoàn nhà trường có vai trò rất quan trọng trong việc tạo động lực để cán bộ, giáo viên, học sinh và cả phụ huynh thay đổi.

Trong đó, CĐCS đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng thực hiện với các bộ tiêu chí gắn vào các phong trào thi đua “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.

Theo Chủ tịch CĐGD Thái Nguyên Nguyễn Văn Hải, mô hình “Trường học hạnh phúc” cần được nhân rộng.

Nếu triển khai từ năm học 2023-2024 thì đến năm 2030 học sinh mới ra đời làm việc, do đó chúng ta cần thay đổi ngay từ bây giờ để dạy cho học sinh những vấn đề tích cực.

Từ cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” gắn với xây dựng “Trường học hạnh phúc”, Công đoàn Giáo dục Thái Nguyên đã triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” tại Trường THPT Gang Thép - một trong những nhà trường có chất lượng dạy và học tốt của tỉnh.

Hiện Trường THPT Gang Thép có 88 cán bộ giáo viên với gần 1.500 học sinh. Với mục tiêu tôn trọng sự khác biệt, luôn luôn chia sẻ, mỗi năm trường đón một số học sinh khuyết tật vào trường học.

Cô Ngô Thị Quyên - Hiệu trưởng Trường THPT Gang Thép - cho biết, năm 2019, khi Công đoàn Giáo dục Việt Nam xây dựng phong trào “Trường học hạnh phúc”, ban giám hiệu nhà trường cũng đang xây dựng phương án đổi mới, nâng cao chất lượng dạy và học. Lập tức, nhà trường đã báo cáo với CĐ Giáo dục tỉnh Thái Nguyên và xin triển khai mô hình “Trường học hạnh phúc” và nhận được sự chia sẻ, phối hợp tích cực.

Cũng theo cô Quyên, trước đây, mỗi khi lên lớp, giáo viên thường nghĩ đơn thuần đang thực hiện công việc, sau khi triển khai mô hình, ai cũng nhận thức sâu sắc để có trường học hạnh phúc phải có lớp học hạnh phúc, thậm chí mỗi giờ học phải hạnh phúc... Do đó, thầy cô tận hưởng hạnh phúc của mình qua công việc, qua mỗi giờ lên lớp.

“Muốn xây dựng môi trường giáo dục hạnh phúc phải bắt đầu từ thầy cô, đồng thời phải có mô hình phù hợp không chỉ với học sinh mà cả với gia đình các em. Mối quan hệ gia đình - nhà trường - học sinh là sự thấu hiểu và gắn kết, đưa ra được mục tiêu chung cùng đồng thuận, thực hiện” - cô Ngô Thị Quyên cho hay.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết