• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

TPHCM quy định 3 hình thức triển khai giáo dục STEM trong năm học mới

Sở GD&ĐT TPHCM vừa ban hành hướng dẫn việc triển khai giáo dục STEM trong các trường trung học từ năm học 2024-2025.

Học sinh TPHCM tham gia các hoạt động trải nghiệm STEM.
Học sinh TPHCM tham gia các hoạt động trải nghiệm STEM

Theo Sở GD&ĐT TPHCM, giáo dục STEM là một phương thức giáo dục nhằm trang bị cho học sinh những kiến thức khoa học gắn liền với ứng dụng trong thực tiễn.

Từ năm học 2024-2025, có 3 hình thức tổ chức dạy học STEM trong trường THCS, THPT trên địa bàn thành phố, bao gồm: Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM; Tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM; Tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kỹ thuật.

Dạy học các môn khoa học theo bài học STEM: Là hình thức tổ chức giáo dục STEM chủ yếu trong trường trung học. Giáo viên thiết kế các bài học STEM để triển khai trong quá trình dạy học các môn học thuộc Chương trình GDPT 2018 theo hướng tiếp cận tích hợp nội môn hoặc tích hợp liên môn.

Nội dung bài học STEM bám sát nội dung chương trình của các môn học nhằm thực hiện chương trình GDPT theo thời lượng quy định của các môn học trong chương trình.

Học sinh thực hiện bài học STEM được chủ động nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập để tiếp nhận và vận dụng kiến thức thông qua các hoạt động: lựa chọn giải pháp giải quyết vấn đề; thực hành thiết kế, chế tạo, thử nghiệm mẫu thiết kế; chia sẻ, thảo luận, hoàn thiện hoặc điều chỉnh mẫu thiết kế dưới sự hướng dẫn của giáo viên.

Đối với việc tổ chức hoạt động trải nghiệm STEM: Thông qua hình thức câu lạc bộ hoặc các hoạt động trải nghiệm thực tế; được tổ chức thực hiện theo sở thích, năng khiếu và lựa chọn của học sinh một cách tự nguyện.

Hoạt động trải nghiệm STEM được tổ chức theo kế hoạch giáo dục hàng năm của nhà trường; nội dung mỗi buổi trải nghiệm được thiết kế thành bài học cụ thể, mô tả rõ mục đích, yêu cầu, tiến trình trải nghiệm và dự kiến kết quả. Ưu tiên những hoạt động liên quan, hoạt động tiếp nối ở mức vận dụng (thiết kế, thử nghiệm, thảo luận và chỉnh sửa) của các hoạt động trong bài học STEM theo kế hoạch dạy học của nhà trường.

Tăng cường sự hợp tác giữa trường với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở nghiên cứu, giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp… để tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm STEM phù hợp với các quy định hiện hành.

Còn việc tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học, kĩ thuật được thực hiện dưới dạng một đề tài/dự án nghiên cứu bởi một cá nhân hoặc nhóm hai thành viên, dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà khoa học có chuyên môn phù hợp.

z5677424635064_3f0cf830de2807e24aee469e94f17a72.jpg

Sở GD&ĐT TPHCM quy định 3 hình thức dạy học STEM trong năm học mới

Dựa trên tình hình thực tiễn, có thể định kỳ tổ chức ngày hội STEM, tổ chức cuộc thi khoa học, kĩ thuật tại đơn vị để đánh giá, biểu dương nỗ lực của giáo viên và học sinh trong việc tổ chức dạy và học, đồng thời lựa chọn các đề tài/dự án tham gia các cuộc thi, hội thi cấp thành phố.

Theo Sở GD&ĐT TPHCM, tùy thuộc vào mục tiêu, yêu cầu cần đạt từng môn học và điều kiện cơ sở vật chất, các trường có thể áp dụng linh hoạt các hình thức tổ chức giáo dục STEM.

Nội dung bài học theo chủ đề STEM gắn với việc giải quyết tương đối trọn vẹn một vấn đề, học sinh được tham gia học tập một cách tích cực, chủ động và biết vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết vấn đề đặt ra; qua đó góp phần hình thành phẩm chất năng lực cho học sinh.

Việc quy định cụ thể 3 hình thức triển khai giáo dục STEM trong trường trung học từ năm học tới nhằm đẩy mạnh giáo dục STEM trong nhà trường, góp phần thực hiện mục tiêu của Chương trình GDPT 2018, gắn liền giáo dục trong nhà trường với thực tiễn cuộc sống, góp phần hình thành năng lực giải quyết vấn đề của học sinh.

Bên cạnh đó nâng cao nhận thức cán bộ quản lí, giáo viên về vị trí, vai trò và ý nghĩa của giáo dục STEM; Thống nhất nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức thực hiện giáo dục STEM trong nhà trường. Đặc biệt là thực hiện nội dung triển khai Chương trình tự động hóa ứng dụng và STEM robot trong trường trung học.

KDI Education được thành lập từ tháng 2 năm 2017 với mong muốn giúp mỗi cá nhân và tổ chức phát triển một cách toàn diện. Là đơn vị tiên phong đưa mô hình giáo dục STEM về Việt Nam, KDI Education mong muốn góp phần thúc đẩy sự chuyển đổi của Giáo dục Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 hướng đến cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 5.

Mô hình giáo dục STEM qua Không Gian Sáng Chế (Innovation Space) là giải pháp đã và đang được KDI Education triển khai thành công tại 08 tỉnh thành như TP. HCM, Hà Nội, Nghệ An, Quảng Ninh, Đồng Nai, Tây Ninh, Hải Phòng và Cần Thơ, trong đó có hơn 250 trường học và hơn 200.000 học sinh đang theo học mô hình này.

Nội dung chương trình giáo dục STEM qua Không Gian Sáng Chế được đội ngũ chuyên môn KDI Education phát triển bám sát khung chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đã được thẩm định bởi Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó, với tinh thần tiên phong phát triển các giải pháp giáo dục hữu ích cho học sinh Việt Nam, từ năm 2020, KDI Education còn phát triển nền tảng học liệu số DigiSTEM và triển khai giải pháp giáo dục kỹ năng công dân số với hơn 20.000 học sinh đang theo học.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...