• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học ngành này, sinh viên đi làm có thể nhận mức lương lên đến 150 triệu đồng

Một trong những ngành trọng điểm để phát triển xã hội không thể kể thiếu ngành Kinh doanh quốc tế. Trong những năm gần đây, ngành kinh doanh quốc tế dần trở thành sự lựa chọn hàng đầu cùa các bạn trẻ yêu thích lĩnh vực kinh tế.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế, quá trình trao đổi và kinh doanh hàng hóa giữa các nước đã bùng nổ và trở nên rất phổ biến. Kinh doanh quốc tế cũng trở thành một ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm.
kinh doanh quốc tế

Kinh doanh quốc tế cũng trở thành một ngành học được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. (Ảnh: TL)

Tuy nhiên, nhiều bạn trẻ yêu thích ngành Kinh doanh quốc tế nhưng lại cảm thấy hoang mang, lúng túng khi chưa hiểu rõ về ngành cũng như mục tiêu, sở trường của bản thân khi đăng ký chọn ngành học này. Vậy, ngành Kinh doanh quốc tế là gì? Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc trên. Thí sinh thi đại học 2024 và các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

Ngành Kinh doanh quốc tế là gì?

Kinh doanh quốc tế bao gồm các hoạt động kinh doanh thương mại giữa các quốc gia nhằm thúc đẩy chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ. Đây là lĩnh vực mang tính toàn cầu, bao gồm các chiến thuật, cách thức quản trị, chiến lược kinh doanh được xây dựng giữa các doanh nghiệp, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế, theo các hiệp định thương mại đã được ký kết.

Ngành Kinh doanh quốc tế học gì?

Những nội dung liên quan đến ngành kinh doanh quốc tế

Sinh viên học ngành Kinh doanh quốc tế sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm về kinh doanh quốc tế, tạo cho sinh viên sự tự tin để có thể thành công trong môi trường kinh doanh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế; các kỹ năng về ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng mềm để sau khi ra trường có thể đảm nhận tốt một số vị trí chuyên môn nghiệp vụ và sau đó là các vị trí quản lý cấp cao trong doanh nghiệp.

Theo học ngành này, sau khi ra trường, sinh viên có thể nhận mức lương lên đến 150 triệu đồng - Ảnh 3.

Sinh viên học ngành này sau khi ra trường đi làm có thể nhận mức lương hàng trăm triệu đồng. (Ảnh: TL)

Ngoài ra, chương trình đào tạo còn cung cấp các kiến thức nền tảng về kinh doanh như: Những nguyên tắc cơ bản về Kinh tế; Thông tin tài chính cho việc ra quyết định; Giới thiệu về Quản trị. Các kiến thức chuyên sâu có thể kể đến: Quản trị chuỗi cung ứng và Logistic toàn cầu; Chiến lược kinh doanh quốc tế; Đầu tư quốc tế và phát triển kinh tế; Luật và tài chính quốc tế…

Những môn học trong ngành Kinh doanh quốc tế

Khi theo học ngành Kinh doanh quốc tế, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về quản lý, marketing, tài chính, kế toán và chiến lược kinh doanh. Đồng thời, họ cũng sẽ hiểu rõ về các quy định và chuẩn mực quốc tế, quan hệ quốc tế, thương mại toàn cầu, và các vấn đề pháp lý liên quan đến kinh doanh quốc tế.

Ngoài ra, ngành này còn giúp sinh viên phát triển kỹ năng giao tiếp đa văn hóa, quản lý đa quốc gia, và khả năng làm việc nhóm đa dạng văn hóa. Điều này rất quan trọng trong môi trường kinh doanh ngày nay khi doanh nghiệp thường xuyên phải làm việc với đối tác và nhân viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau.

Các môn học thường được giảng dạy trong ngành Kinh doanh Quốc tế bao gồm:

  • Quản lý kinh doanh quốc tế
  • Tiếp thị quốc tế
  • Tài chính quốc tế
  • Quản lý chuỗi cung ứng toàn cầu
  • Luật kinh doanh quốc tế Kinh tế quốc tế
  • Quản lý nguồn nhân lực toàn cầu
  • Chiến lược kinh doanh quốc tế
  • Khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp quốc tế
  • Ngoại thương và thương mại quốc tế.

Học Kinh doanh quốc tế ra trường làm gì, ở đâu, lương bao nhiêu?

Ngành kinh doanh quốc tế ra trường làm gì?

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế như hiện nay, ngành Kinh doanh đang chuyển biển mạnh mẽ với những cơ hội xuất nhập khẩu mới. Chính vì vậy, ngành Kinh doanh Quốc tế đang được săn đón hơn bao giờ hết.

Cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên chuyên ngành Kinh doanh quốc tế sau khi tốt nghiệp rất đa dạng. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành có thể tìm kiếm cơ hội việc làm ở rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau như:

  • Chuyên viên xuất nhập khẩu, nhân viên kinh doanh tại các công ty đa quốc gia, công ty giao nhận ngoại thương, công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngân hàng trong và ngoài nước, các công ty kinh doanh ngoại tệ.
  • Chuyên viên tổng hợp, báo cáo, phân tích dữ liệu, số liệu xuất nhập khẩu, chuyên viên thực hiện các gói dự án điều tra, giám sát, tổng hợp dữ liệu làm cơ sở lập quy hoạch phát triển khu công nghiệp, khu chế xuất, các loại hình kinh doanh quốc tế…
  • Chuyên viên phụ trách dự án, phụ trách nhãn hàng của dự án quốc tế, các dự án trong chuỗi cung ứng toàn cầu của doanh nghiệp, các văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam, các chi nhánh hoặc văn phòng đại diện của các công ty Việt Nam ở nước ngoài hoặc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các văn phòng Bộ/Sở Công thương. Bộ/Sở Kế hoạch và Đầu tư.
  • Làm việc tại các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đẳng hoặc tự thành lập doanh nghiệp.

Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế

Mức lương sau khi tốt nghiệp ngành Kinh doanh quốc tế dao động trong khoảng từ 10-15 triệu đồng/ tháng. Mức thu nhập này sẽ gia tăng theo năng lực và kinh nghiệm.

PGS. TS Phạm Thị Liên – Phó Hiệu trưởng, Trưởng khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Đại Nam cho biết: “Chương trình đào tạo cử nhân ngành Kinh doanh quốc tế không chỉ trang bị cho người học những kiến thức chuyên môn nghề nghiệp về KDQT hiện đại ở phạm vi quốc tế mà còn đặc biệt chú trọng các kỹ năng tiếng Anh, tin học và kỹ năng mềm giúp sinh viên nắm bắt nhanh cơ hội việc làm sau khi ra trường để có thể đảm nhiệm các vị trí từ nhân viên đến cán bộ cao cấp trong các doanh nghiệp, tổ chức. Từ đó, sinh viên dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của môi trường làm việc năng động và phát triển nghề nghiệp trong tương lai”.

Theo học ngành này, sau khi ra trường, sinh viên có thể nhận mức lương lên đến 150 triệu đồng - Ảnh 4.

Ngành Kinh doanh quốc tế dần sự trở thành lựa chọn hàng đầu của các bạn trẻ. (Ảnh: TL)

Ngoài ra, với người có trình độ cao nếu chọn làm việc trong các công ty xuất nhập khẩu logistics hay các tập đoàn đa quốc gia, công ty cổ phần thương mại... thì có thể nhận được mức lương từ 30 - 150 triệu đồng/tháng.

Ngành Kinh doanh quốc tế thi khối nào?

Ngành Kinh doanh quốc tế gồm toàn bộ hoạt động trao đổi, giao dịch thương mại như chuyển giao hàng hóa, dịch vụ, tài nguyên, con người, ý tưởng và công nghệ giữa các quốc gia. Đúng như tên gọi, ngành kinh doanh quốc tế mang tính chất toàn cầu và hội nhập rất cao.

Tùy với tiêu chí của từng trường đại học có đào tạo ngành Kinh doanh quốc tế sẽ có những tiêu chí khác nhau để tuyển sinh. Dưới đây là một số những tổ hợp môn phổ biến đang được nhiều trường sử dụng để xét tuyển ngành học này, thí sinh có thể tham khảo để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.

  • A00: Toán, Vật lý, Hóa học
  • A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh
  • C00: Văn, Lịch sử, Địa lý
  • D01: Toán, Ngữ văn, tiếng Anh
  • D07: Toán, Hóa học, tiếng Anh
  • D90: Toán, Khoa học Tự nhiên, tiếng Anh

Nếu đam mê ngành Kinh doanh quốc tế, thí sinh có thể tìm hiểu thông tin tuyển sinh của một số trường đại học như: trường Đại học Ngoại thương, trường Đại học Thương mại, trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trường Đại học Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM), rường Đại học Kinh tế TP.HCM./.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...