• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Học cao đẳng nghề - hướng đi nhiều thí sinh lựa chọn

Thay vì lựa chọn các trường đại học, việc đăng ký học các trường cao đẳng nghề cũng là hướng đi được nhiều thí sinh cân nhắc, lựa chọn trong mùa tuyển sinh năm 2024.

Học cao đẳng nghề - hướng đi nhiều thí sinh lựa chọn

Sinh viên Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội được thực hành trong phòng học hiện đại. Ảnh: Minh Hà

Cơ hội việc làm rộng mở

Bạn Nguyễn Thị Như Quỳnh (lớp Cơ điện tử 4, K13) là một trong số những sinh viên nữ hiếm hoi theo học tại ngành Cơ điện tử tại Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội.

“Lý do em chọn theo học trường cao đẳng nghề là vì cơ hội việc làm sau khi ra trường rộng mở, thời gian học tập rút ngắn. Các doanh nghiệp, công ty cơ điện tử hiện nay rất phổ biến. Muốn có mức lương ổn định sau khi ra trường, em sẽ cố gắng học hỏi, tìm tòi hơn” - Như Quỳnh chia sẻ.

Trong khi Như Quỳnh cùng nhiều bạn học xác định rất rõ những lợi thế, ưu điểm khi đăng ký học cao đẳng thì có không ít phụ huynh, học sinh, vì định kiến trong xã hội, vẫn đắn đo, cân nhắc việc nên lựa chọn cao đẳng hay đại học.

Chị Phạm Thị Thu (phường Đông Hương, TP Thanh Hóa) là một trong số đó. Chị Thu có con vừa tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 và đạt 17,2 điểm tổ hợp môn khối A00 (Toán, Vật lý, Hóa học). Với điểm số này, chị Thu xác định, con khó có cơ hội trúng tuyển đại học.

“Nhiều người khuyên con nên đi học các trường cao đẳng nghề, vừa tiết kiệm thời gian, vừa có cơ hội tìm kiếm công việc ổn định sau 3 năm học tập. Nhưng cả con và tôi đều chưa đưa ra quyết định cuối cùng vì nếu đi học đại học, bằng tốt nghiệp sẽ danh giá hơn rất nhiều” - chị Thu trải lòng.

Về vấn đề này, Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Cơ điện Hà Nội khẳng định, phụ huynh, học sinh cần hiểu rõ, trong hệ thống giáo dục của nước ta, cao đẳng được coi là bậc dưới đại học và giữa 2 bậc học có những khác biệt cơ bản trong phương thức đào tạo.

Theo đó, tại các trường cao đẳng nghề, chương trình học tập trung vào kỹ năng thực hành với tỉ lệ 70% và lý thuyết 30%.
Trong suốt quá trình học tập, sinh viên sẽ có cơ hội thực hành tại các doanh nghiệp, giúp mở rộng cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.

Các em sẽ có cơ hội học tập và thực tập tại các doanh nghiệp, từ đó nâng cao kỹ năng thực hành và gia tăng khả năng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp” - Tiến sĩ Đồng Văn Ngọc phân tích.

Nâng cao chất lượng đào tạo

Tại Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội, PGS.TS Đỗ Văn Trường - Hiệu phó nhà trường thông tin, để thực hiện mục tiêu đào tạo nguồn nhân lưc chất lượng cao, nhiều năm qua, trường đã tiến hành đổi mới quan trọng trong công tác giảng dạy, đầu tư cơ sở vật chất. Về giảng dạy, trường ứng dụng phương pháp giảng dạy tiên tiến như: Dạy tích hợp; dạy qua thực tập trải nghiệm, tình huống thực tế.

Từ đó, sinh viên không chỉ nắm vững lí thuyết mà còn phát triển kỹ năng thực hành, kỹ năng làm viêc theo nhóm, giải quyết vấn đề.

“Chúng tôi còn thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp trong, ngoài nước, đưa sinh viên đi thực tập, thực tập ngay tại môi trường làm, giúp sinh viên áp dụng kiến thức vào thực tiễn, rèn kỹ năng, chuẩn bị tốt hơn cho sự nghiệp sau khi ra trường.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết