• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học

Cồng chiêng, múa xoang thường xuất hiện trong lễ hội ở thôn làng. Giờ đây, nét văn hoá truyền thống này vang lên trong các tiết học, hoạt động.

Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005.
Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại vào ngày 25 tháng 11 năm 2005.

Trong những năm qua, ngành Giáo dục Kon Tum tích cực lồng ghép, đưa văn hoá truyền thống vào dạy học. Đặc biệt, từ khi thực hiện Chương trình GDPT 2018, Giáo dục địa phương trở thành môn học bắt buộc và được nhiều học sinh yêu thích.

Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 1

Nghệ nhân A Thui (huyện Đăk Hà, Kon Tum) đã "truyền lửa" cho thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh về giá trị văn hóa dân tộc Rơ Ngao qua việc dạy đánh cồng chiêng, múa xoang và nhiều loại nhạc cụ khác.

“Tôi rất vui và tự hào khi nhiều học sinh đam mê văn hoá dân tộc. Ngày nào cũng vậy, các cháu đều tập trung để học hát, đánh cồng chiêng. Nhiều cháu say mê, học đến khuya vẫn không chịu nghỉ nên tôi chuẩn bị chăn, màn cho các cháu ở ngủ lại. Một số cháu lanh lợi, cảm âm tốt nên học nhanh. Mong rằng thế hệ trẻ luôn yêu quý và gìn giữ nét văn hoá truyền thống đặc sắc này".

Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 2
Học sinh hào hứng học đánh cồng chiêng.
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 3
Thầy, cô giáo Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) trang trí, chuẩn bị đạo cụ để học sinh tập cồng chiêng, múa xoang...
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 4
Học sinh Trường PTDTBT THCS Hai Bà Trưng (xã Sa Bình, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) biểu diễn cồng chiêng tại Hội chợ Xuân của trường.
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 5
Học sinh tự tin, hào hứng tham gia biểu diễn tại các hội thi, lễ hội.
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 6
Không chỉ học sinh bậc trung học, những em bậc tiểu học cũng nhiệt tình tham gia hội thi về văn hoá trong trường học.
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 7
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 8

Nữ sinh nhịp nhàng, uyển chuyển trong điệu múa xoang.

Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 9
Học sinh hoá thân, phục dựng lại nét văn hoá truyền thống.
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 10
Mừng lúa mới...
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 11
...và Cúng nước giọt là những lễ hội truyền thống từ nhiều đời nay của các dân tộc ở Tây Nguyên nói chung và Kon Tum nói riêng.
Đưa cồng chiêng từ bản làng vào trường học ảnh 12
Nhằm bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng của Tây Nguyên, từ năm 2016 đến nay, Hội diễn Cồng chiêng –Xoang học sinh trường Phổ thông dân tộc nội trú, bán trú tỉnh Kon Tum được duy trì 2 năm/lần. Qua đó tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên và học sinh có nhận thức sâu sắc về giá trị văn hóa cồng chiêng. Từ đó, các em có ý thức trách nhiệm gìn giữ, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp trước xu thế phát triển của xã hội hiện nay...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết