• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam: Cơn lốc xoay chiều trong bối cảnh mới

Sáng nay 26.11 tại Hà Nội, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề "Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới" (ICCM 2024). Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học đến từ các viện nghiên cứu, trường đại học danh tiếng trong nước và quốc tế.

Cơn lốc xoay chiều trong bối cảnh mới - ảnh 1

Phim 3D mapping, sản phẩm văn hóa du lịch hấp dẫn tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Đây là vấn đề được nhiều chuyên gia trong nước và quốc tế đặc biệt quan tâm, chia sẻ nhiều góc nhìn đa dạng tại hội thảo khoa học quốc tế “Phát triển thị trường văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới”, do Trường Đại học Văn hóa Hà Nội vừa tổ chức.

Thách thức với thị trường văn hóa Việt

PGS.TS Đinh Công Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội nhận định, những thay đổi nhanh chóng trong thói quen tiêu dùng và nhu cầu thụ hưởng văn hóa của công chúng hiện nay đang đòi hỏi thị trường văn hóa Việt Nam phải đổi mới, sáng tạo và thích ứng linh hoạt hơn bao giờ hết.

PGS.TS Đặng Hoài Thu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa Hà Nội cũng cho rằng, việc xây dựng chính sách phù hợp, hiệu quả để phát triển thị trường sản phẩm, dịch vụ văn hóa là yêu cầu cấp thiết nhằm giải phóng năng lực sáng tạo và sản xuất của các ngành công nghiệp văn hóa. “Thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa là một loại thị trường đặc biệt, vừa đáp ứng nhu cầu tăng trưởng kinh tế, vừa góp phần bồi dưỡng nhân cách, xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, đấu tranh phê phán các xu hướng phản văn hóa, phản thẩm mỹ, bảo vệ nền tảng tinh thần của dân tộc, của quốc gia”, bà Thu nhìn nhận. Xu thế phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong giao lưu quốc tế ngày càng diễn ra mạnh mẽ, sôi động là xu thế tất yếu. Muốn hội nhập quốc tế hiệu quả, mỗi quốc gia phải nâng cao nội lực của thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa trong nước, tạo tiền đề cần thiết cho quá trình mở cửa giao lưu quốc tế. Điều này dẫn đến yêu cầu buộc phải xoay chiều nhanh chóng để đáp ứng cơn lốc của sự phát triển.

Thế nhưng, bên cạnh sự đổi chiều tươi mới, một thực tế được nhìn nhận rất rõ là trong dòng chảy của thị trường văn hóa Việt cũng đang nổi lên nhiều thách thức. Theo đó, thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa còn chậm phát triển, quy mô nhỏ, tự phát, thiếu chuyên nghiệp; chưa có các chính sách đột phá để khuyến khích sáng tạo, sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Sản phẩm văn hóa ở một số lĩnh vực còn nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh yếu, chưa thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước; thị trường sản phẩm văn hóa nội địa có dấu hiệu bị các sản phẩm văn hóa nước ngoài lấn lướt, áp đảo…

Cơn lốc xoay chiều trong bối cảnh mới - ảnh 2

Hoạt động Bách Hoa Bộ Hành tại lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 Ảnh: QUANG THÁI

Đổi mới, sáng tạo là con đường duy nhất

Chia sẻ kinh nghiệm từ những thị trường văn hóa sôi động, nhiều chuyên gia đến từ Hàn Quốc, Trung Quốc lưu ý, để có thể đáp ứng nhu cầu và yêu cầu phát triển tại Việt Nam, chỉ có sự sáng tạo và thích ứng linh hoạt là con đường duy nhất. GS.TS Wei Pengju, Viện Nghiên cứu Kinh tế văn hóa, Đại học Tài chính Trung ương Trung Quốc nhấn mạnh, sự phát triển hài hòa giữa văn hóa và kinh tế có vai trò then chốt trong quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc.

Theo ông, văn minh Trung Hoa rộng lớn và ổn định dài lâu, có liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh tế truyền thống, văn hóa truyền thống không chỉ là nền tảng để phát triển đất nước, mà còn là giá trị cốt lõi của sự phát triển và hiện đại hóa, là động lực để Trung Quốc thực thi phát triển nền kinh tế chất lượng cao. GS Yong Xiang (Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc) cũng chia sẻ, sự kết hợp giữa văn hóa và khoa học kỹ thuật đang là xu hướng toàn cầu. Ở Trung Quốc, sự kết hợp đó đã thúc đẩy quá trình hiện đại hóa văn hóa truyền thống, mở ra những lĩnh vực mới trong kinh doanh văn hóa và công nghiệp văn hóa, đem lại sự phát triển và phồn thịnh cho xã hội. Khái quát thực trạng sự kết hợp văn hóa với khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc, GS Yong Xiang đã chỉ ra những cơ chế mới cho sự kết hợp đó. Đồng thời nghiên cứu những mô hình và kinh nghiệm quản lý từ các nước có công nghiệp văn hóa phát triển như Mỹ, Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Anh. Từ đó, đưa ra những giải pháp thúc đẩy sự kết hợp giữa văn hóa và khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.

Cơn lốc xoay chiều trong bối cảnh mới - ảnh 3

Trình diễn tại liên hoan Thiết kế sáng tạo năm 2024

GS.TS Jung Hye Young (Đại học Konkuk, Seoul, Hàn Quốc) chỉ rõ, sau đại dịch Covid-19, ngành du lịch của các nước ASEAN tham gia rất tích cực vào công cuộc chuyển đổi số, ngày càng mang lại cho họ danh tiếng như thành phố thông minh, du lịch thông minh. GS Jung Hye Young gợi mở: “Để tạo ra giá trị trong ngành du lịch văn hóa Hàn Quốc - Việt Nam bằng công nghệ số, Hàn Quốc và Việt Nam nên hợp tác để tạo ra cách “tạo giá trị”, “đổi mới sáng tạo”, “truyền thông” và “thấu cảm” mới. Hơn nữa, nghiên cứu này nhằm khám phá những mẫu số chung trong ngành công nghiệp văn hóa của hai nước, góp phần mang lại bước tiến lớn trong việc mở rộng quy mô công nghiệp văn hóa số của hai nước thông qua hợp tác công nghệ…”.

Trong hành trình hướng đến các mục tiêu phát triển, nếu nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hóa, không có chiến lược bảo tồn, phát triển văn hóa, thì nhất định sẽ xảy ra hiện tượng mất cân bằng nghiêm trọng. Hậu quả là các hiện tượng lệch chuẩn, mâu thuẫn, xung đột, thậm chí đổ vỡ xã hội sẽ diễn ra. Động lực phát triển, năng lực sáng tạo của dân tộc vì thế cũng sẽ bị suy giảm, triệt tiêu nếu mất đi cội nguồn văn hóa.

(GS.TS NGUYỄN VĂN KIM)

 GS.TS Nguyễn Văn Kim (Trường Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội) lưu ý, thực tế phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, hội nhập kinh tế tất yếu sẽ tác động các lĩnh vực khác. Kinh tế không thể tự mình đạt được mục tiêu phát triển bền vững nếu thiếu nền tảng văn hóa. Mặt khác, văn hóa cũng không thể giữ vai trò tích cực, là động lực phát triển của đất nước nếu không có sự hậu thuẫn của chính trị và sức mạnh kinh tế. “Trong hành trình hướng đến các mục tiêu phát triển, nếu nước nào tự đặt ra cho mình mục tiêu tăng trưởng kinh tế mà tách khỏi môi trường văn hóa, không có chiến lược bảo tồn, phát triển văn hóa, thì nhất định sẽ xảy ra hiện tượng mất cân bằng nghiêm trọng. Hậu quả là các hiện tượng lệch chuẩn, mâu thuẫn, xung đột, thậm chí đổ vỡ xã hội sẽ diễn ra. Động lực phát triển, năng lực sáng tạo của dân tộc vì thế cũng sẽ bị suy giảm, triệt tiêu nếu mất đi cội nguồn văn hóa”, GS.TS Nguyễn Văn Kim nhấn mạnh. Theo ông Kim, văn hóa, công nghiệp văn hóa không chỉ tham gia vào quá trình sản xuất, tạo nguồn của cải cho xã hội mà còn tạo động lực cho sự phát triển, hội nhập quốc tế, khẳng định vị thế đất nước. Với Việt Nam, để xây dựng thành công công nghiệp văn hóa phải xác định rõ những lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh. Đồng thời, các lĩnh vực đó cũng phải được thị trường văn hóa trong nước, khu vực và thế giới cần.

Minh chứng về phát triển thị trường văn hóa thích ứng với cuộc sống từ trường hợp của Hà Nội, tác giả Lê Việt Anh (Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) đưa ra góc nhìn về sự phát triển của các không gian sáng tạo trên địa bàn. Những không gian sáng tạo đang ngày càng phát triển mạnh mẽ đã đóng góp vào sự phát triển các ngành công nghiệp văn hóa và nền kinh tế sáng tạo. Số lượng những không gian này ở Hà Nội tăng lên nhanh chóng. Theo khảo sát của Mạng lưới Không gian Sáng tạo Việt Nam, tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng gần 200 không gian sáng tạo, trong đó có 95 không gian sáng tạo ở Hà Nội. Một số địa chỉ đã phải đóng cửa do những khó khăn không thể vượt qua bởi đại dịch Covid-19.

Thực tế không thể phủ nhận là vai trò quan trọng từ những không gian sáng tạo

 Bên cạnh sự đổi chiều tươi mới, một thực tế được nhìn nhận rất rõ là trong dòng chảy của thị trường văn hóa Việt cũng đang nổi lên nhiều thách thức. Theo đó, thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa còn chậm phát triển, quy mô nhỏ, tự phát, thiếu chuyên nghiệp; chưa có các chính sách đột phá để khuyến khích sáng tạo, sản xuất, phát triển thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hóa. Sản phẩm văn hóa ở một số lĩnh vực còn nghèo nàn, đơn điệu, sức cạnh tranh yếu, chưa thu hút sự quan tâm của công chúng trong và ngoài nước; thị trường sản phẩm văn hóa nội địa có dấu hiệu bị các sản phẩm văn hóa nước ngoài lấn lướt, áp đảo…

trong việc làm thay đổi diện mạo thành phố, thu hút công chúng đến với công nghiệp văn hóa. Đặc biệt, không gian sáng tạo đóng góp không nhỏ trong việc cải thiện diện mạo văn hóa của Hà Nội. Nhiều không gian sáng tạo được xây dựng và hình thành trên nền của nhà máy cũ bỏ hoang nhiều năm, từng bước làm thay đổi không gian của cả khu vực nơi nó hình thành. Có thể kể đến những cái tên rất nổi tiếng như Zone 9, X-98, Complex 01, 282 Design... Những không gian này đã biến đổi một góc của Thành phố từ một nơi không ai dám đến thành một địa điểm thu hút công chúng ở nhiều độ tuổi đến đây, trong đó có nhiều du khách trong và ngoài nước.

Từ góc độ này cho thấy, Hà Nội sở hữu nhiều giá trị văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đặc sắc, là nguồn tài nguyên phong phú để phát triển các không gian sáng tạo. Trong đó, có rất nhiều di tích lịch sử nổi tiếng như Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hoàng Thành Thăng Long, Chùa Một Cột, Đền Cổ Loa, Cầu Long Biên, Nhà hát Lớn, Nhà tù Hỏa Lò, Chùa Thầy, Chùa Tây Phương... Đây là những địa điểm lý tưởng để tạo ra các không gian sáng tạo, kết hợp yếu tố lịch sử để tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật phục vụ cộng đồng. Và đó cũng chính là những xoay chiều tất yếu để xây dựng những sản phẩm văn hóa, du lịch đáp ứng nhu cầu thị trường. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...