• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Linh vật rồng từ độc lạ đến hài hước ở các nước trên thế giới

2024 là năm Giáp Thìn, hình tượng linh vật rồng được chú ý không chỉ ở Việt Nam mà các nước như Malaysia, Singapore, Trung Quốc, Nhật, Mỹ…

Chinatown ở đảo quốc Singapore đã trang hoàng đón năm mới Giáp Thìn 2024. Nổi bật nhất năm nay là linh vật rồng được dựng lên trang trí ở góc phố New Bridge, Eu Tong Sen, South Bridge Road và Upper Cross Street. Đây là mô hình đèn lồng khổng lồ hình rồng được trưng bày và thắp sáng hàng đêm từ ngày 19.1 đến 9.3 năm nay. Ảnh: Gavin Foo/Straitstimes

Phố người Hoa Chinatown ở đảo quốc Singapore đã trang hoàng đón năm mới Giáp Thìn 2024. Nổi bật nhất năm nay là linh vật rồng được dựng lên trang trí ở góc phố New Bridge, Eu Tong Sen, South Bridge Road và Upper Cross Street. Đây là mô hình đèn lồng khổng lồ hình rồng được trưng bày và thắp sáng hàng đêm từ ngày 19.1 đến 9.3 năm nay. Ảnh: Gavin Foo/Straitstimes

Tuy nhiên, ngay khi xuất hiện, đèn lồng hình rồng của Singapore khiến nhiều người bàn tán và nhận xét có phần giống diễn viên hài Nhật Bản Pikotaro, người hát ca khúc PPAP (Pen-Pineapple-Apple-Pen). Một số khác lại cho rằng đèn rồng nhìn như nhân vật hoạt hình Shrek. Ảnh: Desmond Wee, Alex Ang

Trong khi đó, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, nghệ sĩ nữ Syndy Tan (phải) sáng tạo linh vật rồng bằng cách sử dụng bóng bay tạo hình. Ảnh: Chong Voon Chung/Xinhua

Trong khi đó, tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia, nghệ sĩ nữ Syndy Tan (phải) sáng tạo linh vật rồng bằng cách sử dụng bóng bay tạo hình. Ảnh: Chong Voon Chung/Xinhua

Tan là một nghệ sĩ nổi tiếng với kỹ thuật dùng bóng bay tạo hình, cô đã dùng tới hơn 600 quả bóng để tạo con rồng này để trang trí cho năm mới 2024. Ảnh: Chong Voon Chung/Xinhua

Tan là một nghệ sĩ nổi tiếng với kỹ thuật dùng bóng bay tạo hình, cô đã dùng tới hơn 600 quả bóng để tạo con rồng này để trang trí cho năm mới 2024. Ảnh: Chong Voon Chung/Xinhua

 

 

 Ở thành phố Malacca, Malaysia một con “rồng bay” dài 179m được trang trí ngay cổng vào phố Jonker. Mô hình rồng này tốn 2 tháng để chuẩn bị và lắp đặt hoàn thiện vào ngày 26.1 vừa qua. Riêng phần đầu rồng nặng 200kg, phần thân và đầu đều cần hỗ trợ của máy cẩu mới có thể lắp đặt được. Ảnh: chinapress

Tượng rồng khổng lồ phun khói trắng được đặt trước đền Tatsumizu ở Tsu, tỉnh Mie, Nhật Bản. Người dân địa phương tạo nên bức tượng để biểu trưng cho năm mới, năm con rồng Giáp Thìn. Hơn 30 người thợ đã làm việc trong khoảng 1,5 tháng để tạo nên tượng rồng cao 3m, dài 4m và nặng 150kg này. Theo Japannews, bức tượng được trưng bày tại đền cho tới hết tháng 3. Ảnh: Yomiuri Shimbun

Tượng rồng khổng lồ phun khói trắng được đặt trước đền Tatsumizu ở Tsu, tỉnh Mie, Nhật Bản. Người dân địa phương tạo nên bức tượng để biểu trưng cho năm mới, năm con rồng Giáp Thìn. Hơn 30 người thợ đã làm việc trong khoảng 1,5 tháng để tạo nên tượng rồng cao 3m, dài 4m và nặng 150kg này. Theo Japan News, bức tượng được trưng bày tại đền cho tới hết tháng 3. Ảnh: Yomiuri Shimbun

Linh vật rồng dựng phía trước Raffles City Changning, một công trình tổ hợp trên phố Changning, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Mô hình độc đáo này là sự kết hợp giữa nét văn hóa truyền thống và nghệ thuật hiện đại để tạo nên hình ảnh rồng khổng lồ đang gầm gào. Buổi tối mô hình sẽ được thắp đèn chiếu sáng. Ảnh: Chinadaily

Linh vật rồng dựng phía trước Raffles City Changning, một công trình tổ hợp trên phố Changning, thành phố Thượng Hải, Trung Quốc. Mô hình độc đáo này là sự kết hợp giữa nét văn hóa truyền thống và nghệ thuật hiện đại để tạo nên hình ảnh rồng khổng lồ đang gầm gào. Buổi tối mô hình sẽ được thắp đèn chiếu sáng. Ảnh: China Daily

Nghệ nhân Zou Yute 70 tuổi đã có hơn 40 năm kinh nghiệm làm rồng tre. Những con rồng tre làm thủ công này là một phần của lễ hội Pháo rồng hàng năm ở Tân Dương, Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Nghệ nhân Zou Yute 70 tuổi đã có hơn 40 năm kinh nghiệm làm rồng tre. Những con rồng tre làm thủ công này là một phần của lễ hội Pháo Rồng hàng năm ở Tân Dương, Quảng Tây, Trung Quốc. Ảnh: Xinhua

Lễ hội Pháo Rồng được cho là có truyền thống hơn 10 thế kỷ trước, kỷ niệm Tết Âm lịch, khi người dân địa phương biểu diễn múa rồng tre với pháo (ảnh dưới). Người xem thường ném pháo sáng về phía rồng tre để xua đuổi tà ma và cầu nguyện bình an, thịnh vượng cho năm mới. Lễ hội này đã được đưa vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của Trung Quốc năm 2008. Ảnh: Xinhua


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết