• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Thu hút FDI tạo đòn bẩy cho phân khúc văn phòng cho thuê

Thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến làn sóng đầu tư FDI mạnh mẽ trong năm 2024, đáng chú ý là nhóm ngành sản xuất đang dần trở thành tâm điểm đầu tư. Các khách thuê văn phòng nhóm ngành sản xuất có nhiều giao dịch nhất và tổng diện tích cho thuê lớ

Các khách thuê nhóm ngành sản xuất có nhiều giao dịch nhất, đi kèm tổng diện tích cho thuê lớn nhất.

Các khách thuê nhóm ngành sản xuất có nhiều giao dịch nhất, đi kèm tổng diện tích cho thuê lớn nhất.

Thị trường Việt Nam sẽ tiếp tục chứng kiến làn sóng đầu tư FDI mạnh mẽ trong năm 2024, đáng chú ý là nhóm ngành sản xuất đang dần trở thành tâm điểm đầu tư. Các khách thuê văn phòng nhóm ngành sản xuất có nhiều giao dịch nhất và tổng diện tích cho thuê lớn nhất.

Vài năm trở lại đây, Việt Nam nổi lên như điểm đến đầu tư hấp dẫn hàng đầu và sẽ còn tăng trưởng tích cực hơn nữa trong năm 2024. Thống kê từ Cục đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho thấy, năm 2023, vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài (FDI) ước tính đạt khoảng 36,6 tỷ USD, tăng tới 32,1% so với cùng kỳ năm 2022.

Theo đó, Hà Nội thu hút 2.943 triệu USD vốn FDI với 408 dự án FDI mới được cấp phép với tổng vốn đăng ký đạt 441 triệu USD, liên tục trong nhóm dẫn đầu cả nước về thu hút FDI.

Đặc biệt, nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm ưu thế khi xét về đầu tư FDI với hơn 14 tỷ USD, chiếm 69,3% tổng vốn đầu tư và tăng 15.5% so với cùng kỳ chỉ trong 9 tháng đầu năm 2023.

Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam Troy Griffiths nhận định, dòng vốn đầu tư FDI vào Việt Nam đang cho thấy nhiều cơ hội hứa hẹn, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất. Những cải thiện về phát triển hạ tầng, cải cách thủ tục hành chính và đầu tư vào trung tâm sáng tạo tại Việt Nam cũng đang góp phần giúp thị trường trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư quốc tế.

Trong khi FDI đầu tư mạnh vào lĩnh vực sản xuất, Gia Lâm được định hướng trở thành cửa ngõ kết nối thủ đô với tam giác kinh tế vùng Đông Bắc sau khi lên quận. Điều này nhờ sự phát triển vượt bậc của các cụm công nghiệp mới, kết hợp các trung tâm công nghiệp, sản xuất trọng điểm lân cận như Bắc Ninh hay Hưng Yên, tạo đòn bẩy cho nhu cầu văn phòng tăng cao tại khu vực.

Nhận định về xu hướng khách thuê, bà Hoàng Nguyệt Minh - Giám đốc Cấp cao Bộ phận Cho thuê Thương mại, Savills Hà Nội cho hay, Gia Lâm là khu vực đặc thù về ngành nghề kinh doanh, bởi vậy cơ cấu khách thuê khác biệt tương đối nếu so với khu vực Hoàn Kiếm, tập trung các doanh nghiệp về tài chính, ngân hàng, các tổ chức chính phủ.

Hay khu Tây Hà Nội với mật độ lớn các công ty thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin, bảo hiểm, bất động sản. Với lợi thế khu vực, Gia Lâm sẽ thu hút các doanh nghiệp FDI hay các công ty đa quốc gia có nhà máy đặt tại các khu công nghiệp lân cận.

Với kết nối liên tỉnh thuận tiện và hạ tầng giao thông, kỹ thuật được đầu tư phát triển đồng bộ, Gia Lâm sẽ sớm trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất – kinh doanh giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại thủ đô và các tỉnh thành tại cửa ngõ kinh tế thủ đô.

Báo cáo Tổng quan Thị trường của Savills vừa qua ghi nhận rằng, các khách thuê nhóm ngành sản xuất có nhiều giao dịch nhất, đi kèm tổng diện tích cho thuê lớn nhất, theo sau là khách thuê thuộc ngành công nghệ thông tin, tài chính, bảo hiểm, bất động sản và giáo dục.

Theo Hải Yến

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết