• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Giá dầu tăng dựng đứng

Giá dầu tăng cao trong bối cảnh các lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) nhất trí về lệnh cấm một phần và theo từng giai đoạn đối với dầu nhập khẩu từ Nga và Trung Quốc chấm dứt lệnh phong tỏa ở Thượng Hải.

Trong phiên giao dịch hôm 1-6 (giờ địa phương), giá dầu Brent có lúc tăng lên 117,27 USD/thùng và dầu thô WTI của Mỹ có thời điểm lên đến 116,22 USD/thùng.

Các nhà lãnh đạo EU đầu tuần này nhất trí về nguyên tắc cắt giảm 90% lượng dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm nay. Một khi được thông qua, các biện pháp trừng phạt mới của EU sẽ ngừng nhập dầu Nga trong vòng 6 tháng và 8 tháng đối với các sản phẩm khác từ dầu.

Ông Chris Weafer, giám đốc điều hành Công ty Tư vấn Macro-Advisory, nhận định ngoài việc giữ lại một số thị trường ở châu Âu, Nga có thể bán một số lượng dầu trước đây dành cho châu lục này sang Trung Quốc, Ấn Độ và các khách hàng khác ở châu Á dù sẽ phải giảm giá.

Chuyên gia này cho rằng Nga không gặp khó khăn về mặt tài chính vì giá dầu toàn cầu tăng cao hơn so với năm ngoái và trong trường hợp giảm giá, Moscow cũng có thể bán dầu với giá gần bằng mức năm 2021.

Giá dầu tăng dựng đứng - Ảnh 1.

Kho khí đốt Astora - kho chứa khí đốt tự nhiên lớn nhất Tây Âu - ở vùng Rehden - Đức Ảnh: REUTERS

Theo tờ Wall Street Journal, các thành viên của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) cũng đang cân nhắc về việc loại Nga khỏi các thỏa thuận dầu mỏ sau khi các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU hạn chế khả năng xuất khẩu dầu của Moscow.

Động thái loại Nga khỏi các mục tiêu sản xuất dầu có khả năng mở đường cho Ả Rập Saudi, Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và các nhà sản xuất khác trong tổ chức OPEC bơm thêm lượng dầu thô đáng kể, điều mà Mỹ và các quốc gia châu Âu mong muốn kể từ khi chiến dịch quân sự tại Ukraine của Nga khiến giá dầu tăng vọt trên 100 USD/thùng.

Đáp trả đòn trừng phạt của phương Tây, Nga tuyên bố mở rộng việc cắt giảm khí đốt sang châu Âu. Theo Reuters, Tập đoàn năng lượng Gazprom (Nga) cho biết họ sẽ dừng nguồn cung đến một số quốc gia "không thân thiện" từ chối thanh toán bằng đồng rúp.

Gazprom hôm 31-5 cho biết họ đã cắt hoàn toàn nguồn cung khí đốt cho Công ty Khí đốt Hà Lan GasTerra. Tập đoàn dầu khí Nga cũng sẽ dừng nguồn cung khí đốt đến Công ty Orsted của Đan Mạch và hãng Shell Energy với hợp đồng cung cấp khí đốt cho Đức kể từ ngày 1-6. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...