• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Để phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam minh bạch, bền vững

Trong những năm gần đây, thị trường bảo hiểm Việt Nam đã cho thấy sự lớn mạnh cả về quy mô, số lượng doanh nghiệp và năng lực tài chính, góp phần tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực ASEAN, quy mô thị trường còn hạn chế, trong khi nhu cầu bảo hiểm của các tổ chức, cá nhân ngày càng cao. Đây là dư địa để thị trường bảo hiểm phát triển bền vững trong tương lai.

Thị trường bảo hiểm còn nhiều dư địa phát triển

Thị trường bảo hiểm Việt Nam được hình thành từ năm 1993, đến nay đã có bước phát triển đáng ghi nhận khi có nhiều doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) nhân thọ, phi nhân thọ, môi giới bảo hiểm được thành lập; các sản phẩm bảo hiểm phong phú hơn, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe...

Đặc biệt, thị trường bảo hiểm đã trở thành kênh huy động vốn trung, dài hạn cho nền kinh tế, góp phần thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, tăng tích lũy tiết kiệm cho nền kinh tế.

9 tháng năm 2024, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 978.906 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

9 tháng năm 2024, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 978.906 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.

Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính), 9 tháng năm 2024, tổng tài sản của thị trường bảo hiểm ước đạt 978.906 tỷ đồng, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 141.357 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 837.549 tỷ đồng.

Các DNBH đầu tư trở lại nền kinh tế ước đạt 821.241 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 83.576 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 737.665 tỷ đồng. Tổng dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm ước đạt 652.239 tỷ đồng, tăng 12,45% so với cùng kỳ năm trước.

Các DNBH phi nhân thọ ước đạt 33.428 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 618.811 tỷ đồng. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu ước đạt 202.803 tỷ đồng, tăng 6,88% so với cùng kỳ năm trước, trong đó các DNBH phi nhân thọ ước đạt 41.682 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 161.121 tỷ đồng.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành Bảo hiểm trong 9 tháng năm 2024 ước đạt 165.518 tỷ đồng, giảm 0,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 58.541 tỷ đồng, tăng 12,79% so với cùng kỳ năm trước; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 106.977 tỷ đồng, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.

Chi trả quyền lợi bảo hiểm trong 9 tháng năm 2024 ước đạt 64.070 tỷ đồng, tăng 16,07% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, các DNBH phi nhân thọ ước đạt 17.621 tỷ đồng, các DNBH nhân thọ ước đạt 46.449 tỷ đồng.

Nhận định về triển vọng thị trường bảo hiểm, các chuyên gia cho rằng, thị trường bảo hiểm Việt Nam được kỳ vọng sẽ có sự phát triển theo hướng chất lượng, lành mạnh và bền vững hơn.

Tuy nhiên, trong tương quan với khu vực và thế giới, quy mô của thị trường bảo hiểm Việt Nam còn khá khiêm tốn, trong khi tiềm năng của thị trường còn lớn. Đây là dư địa cho thị trường phát triển tích cực hơn trong thời gian tới.

Hoàn thiện khung pháp lý để thị trường phát triển bền vững

Trong những năm qua, để thị trường bảo hiểm phát triển bền vững, các cấp có thẩm quyền đã thường xuyên rà soát, xây dựng, hoàn thiện, ban hành nhiều cơ chế, chính sách liên quan tới các chủ thể tham gia thị trường bảo hiểm. Tại kỳ họp thứ Ba, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm có hiệu lực từ ngày 01/01/2023.

Để đưa Luật Kinh doanh bảo hiểm vào cuộc sống, Bộ Tài chính đã nỗ lực tập trung xây dựng, hoàn thiện thể chế về hoạt động kinh doanh bảo hiểm. Theo đó, Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng nội dung, trình Chính phủ ban hành 3 Nghị định quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và chủ trì ban hành theo thẩm quyền 01 thông tư quy định chi tiết Luật Kinh doanh bảo hiểm và các nghị định hướng dẫn gồm: Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 21/2023/NĐ-CP ngày 5/5/2023 của Chính phủ quy định về bảo hiểm vi mô; Nghị định số 67/2023/NĐ-CP về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, báo hiểm cháy nổ bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng; Thông tư số 67/2023/TT-BTC ngày 02/11/2023 của Bộ Tài chính quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm; Nghị định số 46/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm được ban hành nhằm nâng cao chất lượng, sản phẩm dịch vụ bảo hiểm; đáp ứng ứng nhu cầu về sản phẩm bảo hiểm linh hoạt, đa dạng và toàn diện của tổ chức, cá nhân; đồng thời, cho phép DNBH chủ động hơn trong thiết kế, xây dựng và triển khai sản phẩm bảo hiểm.

Luật cũng quy định, DNBH đăng ký với Bộ Tài chính phương pháp, cơ sở tính phí bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm xe cơ giới, thay vì phải được Bộ Tài chính phê chuẩn quy tắc, điều khoản, biểu phí sản phẩm bảo hiểm như trước đây.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành Bảo hiểm trong 9 tháng năm 2024 ước đạt 165.518 tỷ đồng, giảm 0,41% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành Bảo hiểm trong 9 tháng năm 2024 ước đạt 165.518 tỷ đồng, giảm 0,41% so với cùng kỳ năm trước.

Đồng thời, Luật bổ sung quy định đổi mới quản lý tài chính DNBH bao gồm yêu cầu DNBH tự xác định vốn trên cơ sở rủi ro và DNBH phải duy trì vốn thực có cao hơn so với vốn trên cơ sở rủi ro theo quy định của Bộ Tài chính; bổ sung các quy định về chuẩn hóa cơ cấu tổ chức của DNBH, người quản lý, người giám sát; yêu cầu DN xây dựng thực hiện quản trị rủi ro, kiểm tra, kiểm soát nội bộ, quản trị tài chính; tăng cường thực hiện công khai thông tin...

Nhìn chung, Luật Kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật đã tạo hành lang pháp lý quan trọng, để thúc đẩy sự phát triển an toàn, ổn định, bền vững của thị trường bảo hiểm trong thời gian tới.

Trên cơ sở kết quả đạt được, thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động kinh doanh bảo hiểm, bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và tăng cường sự minh bạch, tạo điều kiện thuận lợi cho cả DNBH, cũng như bên mua bảo hiểm.

Đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát hướng tới quản lý, giám sát bảo hiểm dựa trên cơ sở quản trị rủi ro; trao đổi thông tin và phối hợp với các cơ quan liên quan trong phát triển, đa dạng hóa các sản phẩm bảo hiểm, phương thức kinh doanh mới; khuyến khích nghiên cứu phát triển các sản phẩm bảo hiểm mới, các sản phẩm bảo hiểm tích hợp các dịch vụ hỗ trợ y tế, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm...

Tổng doanh thu phí bảo hiểm của toàn ngành Bảo hiểm trong 9 tháng năm 2024 ước đạt 165.518 tỷ đồng, giảm 0,41% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu phí bảo hiểm lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 58.541 tỷ đồng, tăng 12,79% so với cùng kỳ năm trước; lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 106.977 tỷ đồng, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...