• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tê tay cảnh báo nguy cơ đột quỵ

Tê tay là triệu chứng phổ biến liên quan đến các bệnh về dây thần kinh. Tuy nhiên, tê tay trên hai tuần kèm các triệu chứng tê mặt, tê nửa người coi chừng nguy cơ người bệnh có thể bị đột quy.

Đã hơn 1 năm nay, bà Nguyễn Thị Lý (56 tuổi, ngụ tại tỉnh Đồng Nai) luôn có cảm giác tê tay sau đó lan xuống ngón tay. Khi nằm lâu hoặc để yên tay ở một vị trí trong thời gian dài sẽ có cảm giác râm ran như kiến bò.

“Tình trạng này kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của tôi rất nhiều. Tôi là người ưa thể dục thể thao nhưng tay tê suốt như thế này không biết phải làm sao, giờ ai giới thiệu làm gì tôi cũng uống thuốc và làm theo nhưng chưa hết”, bà Lý chia sẻ.

BS.CKII Phạm Thị Ngọc Quyên - Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cho biết, tê tay là một triệu chứng thường gặp ở các phòng khám thần kinh, đây là biểu hiện của phần rối loạn nhạy cảm ở lòng bàn tay, kèm những cảm giác bất thường như châm chích, thậm chí là đau nhức mặc dù không có tác động nào từ bên ngoài ảnh hưởng tới phần tay bị tê.

 

Tê tay triệu chứng cần chú ý để đi khám kịp thời. Ảnh: Bác sĩ cung cấp

Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới phần nhạy cảm lòng bàn tay hai bên. Nguyên nhân có thể tại chỗ những phần dây thần kinh chi phối lòng bàn tay, cổ tay… thường nhất là hội chứng ống cổ tay khi dây thần kinh bị ảnh hưởng. Cụ thể, dây thần kinh ở các vùng xương, cơ vùng tay… bị chèn ép khiến tay bị tê.

Tại phòng khám thần kinh của Bệnh viện Đại học y dược TP Hồ Chí Minh cũng ghi nhận nhiều người do hoạt động sai tư thế, mặc đồ quá bó, khoanh chân hoặc đứng quá lâu có thể dẫn đến tê ở tay khiến máu không lưu thông được bình thường, lúc này chỉ cần đổi tư thế hoặc nghỉ ngơi thì cảm giác này sẽ thuyên giảm.

Đối tượng có nguy cơ cao nhất là những người già, vì ở người lớn tuổi, xương khớp sẽ lão hóa theo thời gian, dễ bị tổn thương. Bên cạnh đó, do tính chất của công việc, những người làm nghề lái xe đường dài, làm việc văn phòng có tiếp xúc với máy tính trong nhiều giờ liên tục, hay những người thường xuyên phải lao động động chân tay nặng, người bị chấn thương trong lúc làm việc, luyện tập thể thao hay bị tai nạn giao thông… cũng là những đối tượng dễ bị tê tay hoặc chân.

“Không chỉ vậy, các bệnh rối loạn chuyển hóa như: đái tháo đường, mỡ máu cao cũng là những nguyên nhân thường gặp gây nên chứng tê bì chân tay. Nguyên nhân là do ở nhóm bệnh này có sự tổn thương vi mạch dẫn tới tình trạng thiếu hụt máu cung cấp nuôi dưỡng dây thần kinh. Biểu hiện lúc đầu có thể chỉ đơn giản là rối loạn co thắt mạch máu, khi co thắt dẫn tới thiếu máu gây tê tay chân. Khi bệnh nhân kéo dài tình trạng này trên 2 tuần kèm các triệu chứng như tê nửa người thì cần đi khám phòng trừ báo hiệu của một cơn đột quỵ”, bác sĩ Ngọc Quên cho biết.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết