Ăn cơm xong nếu cơ thể có dấu hiệu này cần khám dạ dày càng sớm càng tốt
Các bệnh về dạ dày, đặc biệt là ung thư dạ dày nếu được điều trị sớm sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với ung thư ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn.
Bệnh đau dạ dày đang ngày càng có xu hướng gia tăng trong những năm gần đây do thói quen ăn uống, nghỉ ngơi không khoa học và áp lực cuộc sống. Đặc biệt, nhiều người thường chủ quan, ngại đi khám hoặc cho rằng đó là dấu hiệu bình thường, không đáng lo. Tuy nhiên, việc bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo bệnh lại vô tình bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh.
Mắc bệnh về dạ dày cần được điều trị sớm!
Theo các chuyên gia y tế, bình thường, thành dạ dày có 4 lớp từ trong ra ngoài: lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc, lớp cơ, ngoài cùng là lớp thanh mạc. Khi dạ dày bị viêm, nếu không được điều trị, có thể dẫn đến loét dạ dày và chảy máu dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, đặc biệt là nếu niêm mạc dạ dày quá mỏng và có sự thay đổi các tế bào.
Theo thống kê, ung thư dạ dày nếu được điều trị sớm sẽ đơn giản hơn rất nhiều so với ung thư ở giai đoạn tiến triển hay giai đoạn muộn. Ở giai đoạn sớm, người bệnh chỉ cần tiến hành nội soi dạ dày để cắt hớt niêm mạc (Endoscopic Mucosal Resection- EMR) hoặc cắt tách niêm mạc (Endoscopic Submucosal Dissection- ESD) có nghĩa là tiến hành lấy toàn bộ vùng niêm mạc bị ung thư qua nội soi đường miệng với chất lượng sống tốt như người bình thường
Ung thư dạ dày sớm có nghĩa là hầu như chưa có di căn nơi khác vì lớp niêm mạc không có mạch máu và cũng chưa xâm lấn sang các cơ quan trong ổ bụng cũng như di căn hạch. Vì vậy, chỉ cần lấy toàn bộ phần ung thư là khỏi bệnh. Vì vậy, việc được khám và điều trị sớm các bệnh liên quan đến dạ dày là rất cần thiết.
Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi ăn nếu xuất hiện dấu hiệu dưới đây tốt nhất cần được khám sớm:
Thường xuyên bị nấc cụt
Nếu luôn bị nấc sau bữa ăn và cơn nấc kéo trong nhiều giờ thì bạn nên nghi ngờ về bệnh dạ dày. Đây có thể là giai đoạn đầu của bệnh ung thư dạ dày. Vì khi ung thư tăng dần, nó có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh phế vị và cơ hoành xung quanh, có thể gây ra nấc cụt.
Đầy hơi, trướng bụng
Nếu bạn vẫn cảm thấy có cảm giác bị đầy hơi sau khi ăn một lượng nhỏ thức ăn thì đó có thể là nguyên nhân khiến dạ dày bị tổn thương, hoặc đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, vì vậy hãy chú ý. Chưa ăn đã no, ăn xong bị trướng bụng thường xuyên thì nên cần đến sự tư vấn và thăm khám của bác sĩ.
Đau bụng
Theo các bác sĩ, nếu bạn chỉ là đau bụng ngẫu nhiên thì có thể do tiêu hóa kém, hoặc do dạ dày không tốt, sau đó một lát thì bệnh sẽ thuyên giảm. Nhưng nếu bạn cảm thấy đau sau mỗi bữa ăn, kéo dài nhiều ngày, cũng như kèm theo các triệu chứng ợ hơi, khó tiêu thì bạn phải hết sức cảnh giác, đó rất có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh ung thư dạ dày.
Thường xuyên bị tiêu chảy
Tiêu chảy sau mỗi bữa ăn có khả năng là bạn bị rối loạn chức năng tiêu hóa, hoặc ung thư dạ dày. Với sự gia tăng của khối u dạ dày, nó có thể ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa bình thường của dạ dày, dẫn đến khó tiêu và rối loạn tiêu hóa, cuối cùng gây ra tiêu chảy. Nếu thường xuyên bị tiêu chảy và phân có màu sắc bất thường, bạn cần đến bệnh viện kiểm tra dạ dày càng sớm càng tốt để loại trừ khả năng mắc bệnh.
Buồn nôn và nôn
Sau khi ăn, thức ăn đi vào dạ dày có cảm giác bị trào ngược lên thực quản, kèm theo việc có dấu hiệu trào ngược axit và ợ chua, thậm chí là nôn mửa... Nếu bệnh không thuyên giảm trong thời gian dài hoặc uống thuốc, bạn cần đến bệnh viện để nội soi dạ dày càng sớm càng tốt.
Phân màu đen
Một số người có thói quen đi vệ sinh/đại tiện ngay sau khi ăn, nếu đi ngoài ra phân màu đen thì bạn thật sự phải cảnh giác cao độ. Các bác sĩ chuyên khoa ung thư cũng cho biết, khi tế bào ung thư xâm lấn vào niêm mạc dạ dày và các mô khác của dạ dày, sẽ có thể gây chảy máu, màu phân có lẫn máu và phân sẽ chuyển sang màu đen. Lúc này, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra càng sớm càng tốt.