Không chỉ tăng cân, đây là những nguy cơ bạn phải đối mặt khi ăn quá nhiều chất béo
Ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến tăng cân, điều này rất rõ ràng. Nhưng bạn có biết, tiêu thụ nhiều chất béo còn có thể kéo theo một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Nhiều người cứ nghe nhắc đến chất béo là lại thấy "sợ" và muốn tránh vì lo lắng cho cân nặng và vóc dáng cơ thể của mình. Nhưng thực tế, cơ thể chúng ta cần chất béo để hoạt động, Đó là một trong 3 chất dinh dưỡng đa lượng (cùng với protein và carbohydrate) cần thiết cho cho sự tồn tại của chúng ta. Chất béo chứa một số axit béo thiết yếu mà cơ thể không tạo ra được và sức khỏe của bạn sẽ bị ảnh hưởng nếu không ăn đủ chất béo. Tuy nhiên, ở một khía cạnh khác, ăn quá nhiều chất béo lại có thể dẫn đến một số hậu quả không mong muốn.
Tuy nhiên, ngay cả chất béo tốt cũng có thể gây hại cho bạn nếu tiêu thụ quá nhiều. Theo Hướng dẫn chế độ ăn uống cho người Mỹ, người lớn nên hạn chế tổng lượng calo từ chất béo và dầu từ 20-35% lượng calo hàng ngày của mình. Lượng chất béo bão hòa chỉ nên chiếm khoảng 10% hoặc ít hơn lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ trên trang Eat This, Not That!, dưới đây là những điều có thể xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều chất béo.
1. Cholesterol của bạn có thể tăng
Một số loại chất béo được biết là làm tăng mức cholesterol trong máu. Chuyên gia dinh dưỡng Amy S. Margulies, chủ sở hữu của The Rebellious RD cho biết: "Chất béo bão hòa, giống như chất béo có trong sữa nguyên chất và thịt đỏ, nên được tiêu thụ với số lượng nhỏ vì chúng có thể làm tăng cholesterol 'xấu' - LDL". Chất béo chuyển hóa, hoặc dầu hydro hóa một phần, có trong thực phẩm chiên, bột bánh pizza, bánh quy giòn và đồ nướng, cũng khiến cơ thể bạn sản xuất nhiều cholesterol 'xấu' hơn. Đây là loại cholesterol có thể tích tụ trên thành mạch máu khiến chúng bị thu hẹp và trở nên cứng, ảnh hưởng đến lưu lượng máu tới các bộ phận của cơ thể.
2. Bạn có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Đột quỵ thường được gọi là "cơn đau não" vì nó tương tự như cơn đau tim. Trong một cơn đau tim, lưu lượng máu đến tim của bạn bị chặn, còn đột quỵ xảy ra khi việc cung cấp máu lên não bị chặn. Chế độ ăn uống là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ bị đau tim hoặc đột quỵ. Theo một nghiên cứu lớn được trình bày cho Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, loại chất béo và lượng chất béo bạn tiêu thụ có thể đóng một vai trò trong việc bạn có nguy cơ bị đột quỵ hay là khả năng phòng bệnh hay không.
Một nghiên cứu khác được công bố trên tạp chí AHA Circulation đã phân tích dữ liệu về 73.867 phụ nữ và 43.269 nam giới cũng xác định rằng những người tiêu thụ lượng chất béo động vật cao nhất (từ các nguồn không phải từ sữa) có nguy cơ đột quỵ tăng 16%. Trong khi đó, những người ăn nhiều chất béo thực vật lành mạnh có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 12% so với những người ăn ít chất béo thực vật.
"Ăn quá nhiều chất béo bão hòa có thể gây tổn thương gan vì nó có thể dẫn đến sự phát triển của bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu", chuyên gia dinh dưỡng đã đăng ký Katherine Gomez, chuyên gia dinh dưỡng của Psyche Mag cho biết. Chế độ ăn nhiều chất béo, đặc trưng của Chế độ ăn kiêng Tiêu chuẩn của Mỹ khiến gan tích trữ quá nhiều chất béo, dẫn đến viêm và có thể để lại sẹo trong gan.
5. Bạn có thể phát triển bệnh tiểu đường
Chuyên gia dinh dưỡng Reda Elmardi, chủ sở hữu của The Gym Goat cho biết: Thực phẩm chế biến sẵn giàu carb thường bị đổ lỗi là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường nhưng chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Trên thực tế, ngay cả việc ăn quá nhiều chất béo trong thời gian ngắn cũng có thể dẫn đến lượng đường trong máu cao bất thường. Đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh tiểu đường.
Một nghiên cứu trên tạp chí Nutrients cho thấy chỉ một ngày ăn quá nhiều chất béo cũng sẽ gây ra tình trạng kháng insulin, làm suy giảm quá trình chuyển hóa glucose ở những người trưởng thành trẻ tuổi, khỏe mạnh. Kháng insulin là một thành phần của "hội chứng chuyển hóa", làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Một báo cáo trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Hoa Kỳ cho thấy những người khỏe mạnh áp dụng chế độ ăn kiêng bao gồm 75% lượng calo từ chất béo trong 5 ngày đã phát triển các triệu chứng trầm cảm, suy giảm khả năng chú ý và phục hồi trí nhớ. Trong một số nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu kết luận rằng béo phì ở tuổi trung niên là một yếu tố nguy cơ dẫn đến suy giảm nhận thức và có liên quan đến sự khởi phát sớm của bệnh Alzheimer. Các nhà nghiên cứu cũng đồng thời lưu ý rằng chế độ ăn nhiều chất béo làm tăng béo phì và viêm thần kinh.
Vì vậy, như bạn thấy, ăn quá nhiều chất béo có thể dẫn đến một số kết quả tiêu cực cho sức khỏe. Tuy nhiên, cũng phụ thuộc vào loại chất béo bạn ăn. Chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa dẫn đến nhiều biến chứng hơn chất béo đa hoặc chất béo không bão hòa đơn. Vì vậy, hãy lưu ý khi ăn uống nhé.