• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

7 cách làm giảm axit uric mà không cần dùng đến thuốc

Nồng độ axit uric quá cao là nguyên nhân chính gây nên bệnh gout và nhiều hệ quả sức khỏe khác. Dưới đây là 7 cách làm giảm nồng độ axit uric mà không cần dùng đến thuốc.

7 cách làm giảm axit uric mà không cần dùng đến thuốc

Một số lưu ý làm giảm nồng độ axit uric trong cơ thể. Ảnh: Trà My

Trao đổi với Báo Lao Động, bác sĩ Sầm Văn Quý - bệnh viện đa khoa Thái Thượng Hoàng (Hà Tĩnh) cho biết, chỉ số axit uric (viết tắt UA) bình thường sẽ dao động trong khoảng từ 2,5 – 7,0 mg/dL ở nam và 1,5 – 6,0 mg/dL ở nữ. Trong khi đó, chỉ số axit uric cao được xác định như sau: > 7,0 mg/dL ở nam, > 6,0 mg/dL ở nữ, trẻ em và thanh thiếu niên là >5,5 mg/dL.

Cũng theo bác sĩ Quý, người bị axit uric cao nên kiêng ăn các loại thực phẩm sau đây để tránh tình trạng chuyển biến nghiêm trọng hơn:

Hạn chế thực phẩm nhiều đường

Các loại đường, đặc biệt là đường fructose có khả năng làm tăng nồng độ acid uric trong máu. Cắt giảm đồ ngọt kiểm soát các bệnh lý liên quan đến tình trạng axit uric cao.

Không nên ăn nội tạng động vật

Thực phẩm có nguồn gốc từ động vật chứa nhiều purine như gan, thận… Cho nên, người bị axit uric cao không nên ăn những thức ăn này. Hạn chế ăn nội tạng động vật giúp giảm đáng kể nguy cơ bùng phát bệnh gout.

Tránh xa rượu bia

Rượu bia làm tăng nguy cơ mắc và tái phát bệnh gout người có nồng độ axit uric cao nên hạn chế tiêu thụ loại đồ uống này.

Ăn ít thịt đỏ

Trong thịt đỏ có nhiều purine như thịt bò, thịt cừu và thịt lợn. Cơ thể có khả năng phân hủy purine thành axit uric, khiến nồng độ hợp chất này trong máu tăng cao tạo điều kiện bùng phát bệnh lý nghiêm trọng, như là gout.

Hai loại purine có nhiều nhất trong thịt đỏ là hypoxanthine và adenine. Đây là tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Thực phẩm từ carb tinh chế

Thực phẩm từ carbs tinh chế như bánh mì trắng, bánh quy, bánh ngọt khiến lượng đường và axit uric trong máu tăng cao, không có lợi cho người bệnh gout.

Người bệnh tăng axit uric máu hoặc bị bệnh gout tránh sử dụng thực phẩm ở nhóm III (chứa hơn 150mg purin/ 100gr), gồm: Gan, nước luộc thịt, măng tây, nấm…

Ăn hải sản với mức tối thiểu

Hải sản rất giàu hàm lượng purin, có khả năng chuyển hóa thành axit uric, gây hại sức khỏe, bao gồm: Cá cơm, cá mòi, con sò, con trai sông, cá hồi, cá ngừ…

Khi bệnh gout tiến triển tích cực hơn, triệu chứng được kiểm soát hiệu quả, người bệnh có thể ăn hải sản nhưng chỉ được phép ăn với mức tối thiểu.

Tránh những loại rau có hàm lượng purine cao

Trong rau chân vịt, măng tây… chứa nhiều purine. Người bị axit uric cao nên hạn chế ăn để tránh bệnh gout tiến triển nghiêm trọng hoặc tái phát.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết