4 thực phẩm không mặn nhưng là "mỏ muối", ăn quá nhiều coi chừng phù nề, bệnh thận kéo về
Có một số thực phẩm dù không có vị mặn nhưng thực chất vẫn chứa lượng natri khá cao. Nếu ăn quá nhiều có thể gây hại cho sức khoẻ.
Thành phần chính của muối là natri clorua, cũng là nguồn cung cấp natri chính trong cơ thể. Ion natri có vai trò duy trì khả năng đông máu, điều hòa cân bằng axit bazơ, truyền tín hiệu thần kinh và duy trì hoạt động bình thường cũng như chức năng tế bào.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ muốn quá mức không chỉ khiến tăng huyết áp mà còn có những hậu quả không ngờ.
Tác hại của việc ăn quá nhiều muối
1. Phù nề
Khi ăn quá nhiều muốn, cơ thể con người sẽ cảm thấy khát nên sẽ uống nhiều nước hơn .Các phân tử nước nhanh chóng đi vào máu và bị muối trong máu hút chặt khiến mạch máu giãn nở, từ đó xảy ra hiện tượng phù nề nhẹ.
Đối với một số phụ nữ có tuần hoàn máu kém, đặc biệt là vài ngày trước kỳ kinh nguyệt, nồng độ estrogen tăng cao sẽ dẫn đến tình trạng giữ nước và natri tăng lên, cộng với tác dụng của việc ăn nhiều muối sẽ làm nặng thêm các cảm giác khó chịu như chướng bụng, mặt sưng tấy, đau đầu...
2. Các bệnh về đường tiêu hóa
Thực phẩm chứa quá nhiều muối sẽ làm giảm độ nhớt của chất nhầy bảo vệ trong dạ dày, khiến thành dạ dày kém bảo vệ hơn, từ đó thúc đẩy sự xuất hiện của các bệnh dạ dày khác nhau.
Ăn thức ăn quá mặn sẽ khiến cổ họng rất khó chịu, mô bị mất nước sẽ dễ gây viêm nhiễm hơn, đồng thời cũng làm giảm sức đề kháng của màng nhầy đối với virus, vi khuẩn. Người bị viêm họng nên hạn chế ăn đồ mặn.
3. Loãng xương
Khi nạp quá nhiều natri, cơ thể sẽ phải nỗ lực đào thải natri nhưng đồng thời sẽ làm tăng đào thải canxi qua nước tiểu, đặc biệt với những người trung niên và người già có chế độ ăn uống không đủ canxi, cộng thêm việc hấp thụ quá nhiều muối sẽ khiến nguy cơ mắc bệnh loãng xương tăng cao.
4. Nặng thêm tổn thương thận
Natri dư thừa trong cơ thể được đào thải qua thận. Do đó, nạp quá nhiều muối sẽ làm tăng gánh nặng bài tiết natri lên thận, đặc biệt gây hại cho những người đã có tổn thương ở thận.
Những thực phẩm không có vị mặn vẫn chứa nhiều muối
Bánh quy thường có vị ngọt, tuy nhiên, hàm lượng natri trong bơ làm ra bánh lại khá cao. Điều này cũng vô tình làm tăng lượng natri có trong bánh.
Ngưỡng để cảm giác được vị mặn của con người là 0,05%. Trên lý thuyết, con người có thể phát hiện được vị mặn với tỷ lệ 50 mg natri/100 gam bánh mì. Mặc dù vậy, do tỷ lệ carbohydrate trong bánh quy khá cao, lại có thêm các hương vị khác đã che đậy vị mặn có trong nó khiến nhiều người khó để phát hiện.
2. Món ngọt tráng miệng
Ngay cả một số món tráng miệng có vị ngọt như các loại kem, thạch, nước ép... cũng được thêm muối trong quá trình sản xuất để điều chỉnh cân bằng hương vị. Tuy nhiên, vị ngọt quá đậm đã khiến vị giác bị "đánh lừa". Chính vì vậy, việc ăn đồ ngọt không có nghĩa lượng muối trong đó thấp.
3. Một số loại rau củ đóng hộp, muối chua
Các loại rau củ là những thực phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tuy nhiên, các loại thực phẩm này sau khi được chế biến hay trải qua quá trình muối chua sẽ có lượng muối trong đó khá cao. Chính vì vậy, cần hạn chế ăn các loại rau củ này. Tốt nhất nên lựa chọn những loại rau tươi cho bữa ăn để đảm bảo sức khoẻ.
4. Thực phẩm siêu chế biến
Nhiều loại thực phẩm chế biến sẵn dù không có vị mặn nhưng có lượng muối khá cao. Đặc biệt đối với các loại mì, dù không có vị nhưng thực chất đã cho thêm khá nhiều muối trong quá trình sản xuất để sợi mì có độ dai. Cùng với đó, nhiều loại gia vị, chất phụ gia dù không có vị mặn rõ rệt nhưng vẫn có hàm lượng natri khá cao.
Làm sao để hạn chế lượng muối hấp thụ?
Các chuyên gia khuyến cáo nên học cách đọc nhãn thành phần khi mua sản phẩm, đặc biệt là với các thực phẩm siêu chế biến. Ký hiệu NRV% trên bao bì tượng trưng lượng natri tiêu thụ sau khi ăn 100 gam thực phẩm.
Cùng với đó, khi chọn muối ăn, hãy chọn loại muối có hàm lượng natri thấp. Đây là loại muối được làm từ muối i-ốt thông thường nhưng trong đó kali clorua thay thế một phần natri oxit (khoảng 30%). Vì kali có tác dụng hạ huyết áp và bảo vệ thành mạch máu nên tiêu thụ muối natri thấp có thể cải thiện tình trạng nạp quá nhiều natri vào cơ thể, ngăn ngừa cao huyết áp. Tuy nhiên, đối với người bị bệnh, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn loại muối thích hợp.
Không chỉ vậy, khi mua các vật dụng đựng muối trong bếp, nên chọn loại có thể dễ dàng đong đếm, xác định lượng cho vào khẩu phần ăn mỗi ngày để khống chế tổng lượng muối hấp thụ không vượt quá tiêu chuẩn. Khi ăn ở ngoài, nếu có thể hãy chủ động yêu cầu bớt muối hoặc cố gắng chọn những món ít muối.
Với những người đã quen ăn mặn, nên dùng thêm các loại gia vị như hành, gừng, tỏi, giấm... để tăng mùi vị cho món ăn thay vì thêm muối. Nghiên cứu khoa học cho thấy khẩu vị của con người có thể thay đổi từ từ, bằng cách giảm dần việc sử dụng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày, nhu cầu về vị mặn của con người sẽ giảm dần. Trên thực tế, việc thêm ít muối hơn từ 5% đến 10% khi nấu thức ăn sẽ không ảnh hưởng đến hương vị của món ăn.
Thời điểm thêm muối vào món ăn cũng rất quan trọng. Nếu cho muối quá sớm khi nấu, muối sẽ dễ ngấm vào rau và đẩy độ ẩm trong rau ra ngoài, khiến rau mất đi độ giòn thơm ngon. Đồng thời hàm lượng muối trong rau cũng sẽ theo đó tăng đáng kể. Hãy cố gắng sử dụng nguyên liệu tươi và các cách chế biến như hấp, luộc, quay... để tận hưởng hương vị tự nhiên của món ăn.