• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Từ vai chị Hội của "diễn viên triệu USD" Thái Hòa đến chuyện đồng tính trên màn ảnh Việt

Giữa những tranh luận gần đây về việc các phim mang yếu tố đồng tính bị gây khó dễ, thực tế cho thấy đề tài này không những không bị hạn chế, mà còn được khai thác ngày càng văn minh, đa chiều.

Từ vai chị Hội của

Đã từng có rất nhiều phim điện ảnh về đề tài LGBT được phê duyệt

Hình tượng LGBT trên màn ảnh Việt đã thay đổi

Hình tượng người đồng tính bắt đầu được đưa lên màn ảnh lớn của Việt Nam từ bộ phim "Gái nhảy" (2003) của đạo diễn Lê Hoàng với tạo hình yểu điệu, giọng nói chua ngoa, dáng đi ẻo lả, thể hiện qua vai "má mì" (Anh Vũ).

Kể từ khi ấy, cách khắc họa những người thuộc cộng đồng LGBT (đồng tính, song tính, chuyển giới) trong điện ảnh Việt Nam liên tục bị rập khuôn, miêu tả một cách phiến diện và thiếu chân thực. Họ thường được thể hiện như những nhân vật phụ hài hước, điệu đà, ẻo lả như một cách để gây cười.

Điển hình là nhân vật Hội được "diễn viên triệu USD" Thái Hòa thể hiện trong "Để mai tính 2".

Cộng đồng LGBT từng phản ứng với cách xây dựng hình ảnh của họ trên phim phiến diện và đậm tính châm biếm như vậy.

Phim “Để mai tính 2” từng bị chê vì xây dựng hình tượng lố lăng, kệch cỡm. Ảnh: Để mai tính 2.

Phim “Để mai tính 2” từng bị chê vì xây dựng hình tượng phiến diện về người đồng tính. Ảnh: Để mai tính 2

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc khai thác đề tài LGBT đã có những sự thay đổi tích cực.

Các nhà làm phim đã mạnh dạn khai thác những khía cạnh đa dạng của cộng đồng LGBT, với những câu chuyện chân thực và cảm động hơn.

Trước tiên phải kể đến "Song Lang" - tác phẩm điện ảnh đầu tay của đạo diễn Leon Lê, ra mắt vào năm 2018.

Xuyên suốt bộ phim, nghệ thuật cải lương được làm nổi bật và giữ vai trò dẫn dắt toàn bộ mạch truyện, gắn liền với chuyện tình của Linh Phụng (Isaac) - một kép hát chính và Dũng (Liên Bỉnh Phát) - một tay đòi nợ thuê.

Bản thân tựa đề của phim cũng vừa được đặt theo tên một loại nhạc cụ trong cải lương, vừa mang ngụ ý chỉ hai người đàn ông.

“Song Lang” gây ấn tượng vì kết hợp đề tài LBGT với yếu tố truyền thống. Ảnh: Phim Song Lang.

“Song Lang” gây ấn tượng vì kết hợp đề tài LBGT với yếu tố truyền thống. Ảnh: Phim Song Lang

Nhờ tính nhân văn và thông điệp ý nghĩa, "Song Lang" được giới chuyên môn lẫn công chúng đánh giá cao.

Đến năm 2019, đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh gây sốt khi ra mắt tác phẩm điện ảnh "Thưa mẹ con đi". Bộ phim nói về hành trình "come out" (thổ lộ đồng tính) của Văn (Lãnh Thanh) khi đưa người yêu - Ian (Gia Huy) trong một chuyến về quê sau nhiều năm sống ở Mỹ.

“Thưa mẹ con đi” gây sốt vì nội dung tinh tế và thông điệp ý nghĩa. Ảnh: Phim Thưa mẹ con đi.

“Thưa mẹ con đi” gây sốt vì nội dung tinh tế và thông điệp ý nghĩa. Ảnh: Phim Thưa mẹ con đi

Bằng cách khai thác đề tài tinh tế, văn minh, bộ phim nhận về nhiều đánh giá tích cực từ các nhà phê bình. Đạo diễn Dustin Nguyễn từng gọi bộ phim là "Call Me By Your Name" và "Thương mến, Simon" của Việt Nam.

Đề tài đồng tính trong phim Việt

Gần đây, dư luận xuất hiện làn sóng tranh cãi xung quanh việc phim "Trong lòng đất" của đạo diễn Trương Minh Quý bị cấm chiếu ở Việt Nam, đồng thời không được cấp phép tham dự các liên hoan phim quốc tế.

Nhiều người cho rằng các nhà quản lý quá khắt khe và đang gây khó dễ vì phim chứa yếu tố đồng tính.

Tuy nhiên, trên thực tế, yếu tố đồng tính trong phim điện ảnh Việt Nam chưa bao giờ là đề tài bị hạn chế.

Minh chứng rõ nhất là trường hợp của phim "Hot boy nổi loạn và câu chuyện về thằng Cười, cô gái điếm và con vịt" (gọi tắt là "Hot boy nổi loạn") - tác phẩm tiên phong trong việc "tái khắc họa" hình ảnh LGBT trên màn ảnh rộng, ra mắt vào năm 2011 của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng.

Bên cạnh chủ đề tình cảm đồng tính giữa Lam (Lương Mạnh Hải) và Đông (Linh Sơn), "Hot boy nổi loạn" cũng chứa không ít những yếu tố đáng lên án khác trong xã hội như cướp bóc, nghề trai bao, bạo lực, những phân cảnh thiếu vải...

“Hotboy nổi loạn” là bộ phim tiên phong trong việc đưa đề tài LBGT lên màn ảnh rộng. Ảnh: Phim Hotboy nổi loạn.

“Hotboy nổi loạn” là bộ phim tiên phong trong việc đưa đề tài đồng tính lên màn ảnh rộng. Ảnh: Phim Hotboy nổi loạn

Song, không những không bị cấm chiếu, "Hot boy nổi loạn" còn nhận về nhiều giải thưởng điện ảnh cấp quốc gia, trong đó có tổng cộng 9/11 đề cử tại liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 (giải Bông Sen Vàng) và thắng 4 hạng mục, trong số đó bao gồm Giải Bông Sen Vàng cho phim truyện nhựa hay nhất.

Bên cạnh đó, Cục Điện ảnh cũng từng phê duyệt cho nhiều bộ phim mang yếu tố đồng tính lên sóng, như "Đập cánh giữa không trung", "Chuyến đi cuối cùng của chị Phụng", "Chị Chị Em Em"... dù cho đó là nội dung xuyên suốt hay chỉ là một chi tiết phụ.

Các tác phẩm điện ảnh khác cũng khai thác đề tài LBGT.

Các tác phẩm điện ảnh khác cũng khai thác đề tài LBGT, dù là nội dung chính hay chi tiết phụ.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết