• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều quy định mới có lợi cho ứng viên/học viên cao học, nghiên cứu sinh Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội

Nhiều điểm mới có lợi cho người học trong tuyển sinh thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQG Hà Nội năm 2022 như tuyển thẳng với đào tạo thạc sĩ, hỗ trợ học bổng cho học viên cao học/nghiên cứu sinh.

(Công trình khoa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Nhiều trường hợp được xét tuyển thẳng với đào tạo thạc sĩ

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội xét tuyển thẳng đào tạo thạc sĩ với các đối tượng sau đây:

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng hạng Khá trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Hà Nội: tài năng, tiên tiến, chuẩn quốc tế, chất lượng cao, các chương trình đào tạo đã được kiểm định bởi các tổ chức kiểm định quốc tế có uy tín (AUN-QA, ABET...)

Tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng, phù hợp hạng Giỏi trở lên trong thời hạn 12 tháng (tính đến thời điểm nộp hồ sơ) các chương trình đào tạo chuẩn của Đại học Quốc gia Hà Nội.

Trường Đại học Ngoại ngữ tổ chức xét tuyển thẳng đợt 1 năm 2022 trước 12h00 ngày 11/4/2022. Trường sẽ thông báo kết quả xét duyệt hồ sơ cho thí sinh chậm nhất 1 tuần trước khi tổ chức thi tuyển. Những thí sinh không đạt điều kiện xét tuyển thẳng sẽ được chuyển sang hình thức thi tuyển ngay trong kỳ tuyển sinh đợt 1 năm 2022.

(Ảnh Avatar: Lễ khai giảng khóa QH 2020 bậc đào tạo sau đại học và trao bằng tiến sĩ, thạc sĩ năm 2020 tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội)

Xét tuyển với tuyển sinh tiến sĩ

Tuyển sinh đào tạo tiến sĩ, Trường Đại học Ngoại ngữ sẽ xét tuyển thông qua hồ sơ đánh giá chuyên môn. Các điều kiện dự tuyển cụ thể như sau:

Tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành đúng hoặc chuyên ngành phù hợp với ngành đăng kí dự tuyển.

Tốt nghiệp đại học ngoại ngữ chính quy hạng Giỏi phù hợp với ngành dự tuyển hoặc  tốt nghiệp trình độ tương đương bậc 7 theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam ở một số ngành đào tạo chuyên sâu đặc thù phù hợp với ngành đào tạo tiến sĩ. Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

Yêu cầu về năng lực nghiên cứu: Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu và các công trình công bố theo quy định đơn vị đào tạo (nếu có). Riêng các thí sinh có bằng thạc sĩ định hướng ứng dụng hoặc dự tuyển từ cử nhân thì phải là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 1 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỉ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận.

Người dự tuyển tiến sĩ cũng cần có đề cương nghiên cứu và thư giới thiệu của 2 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu.

(Lễ trao học bổng AKS dành cho học viên cao học có thành tích học tập và nghiên cứu xuất sắc tại Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội).

Những điểm mới liên quan đến yêu cầu đối với người thi tuyển, môn thi và định dạng bài thi

Đối tượng thi tuyển đào tạo thạc sĩ được yêu cầu tốt nghiệp đại học ngoại ngữ (chính quy, văn bằng 2, vừa làm vừa học) ngành đúng hoặc ngành phù hợp.

Đối với chương trình định hướng nghiên cứu yêu cầu hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên, hoặc có công bố khoa học (bao gồm sách, giáo trình, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực học tập, nghiên cứu;

Không thi môn Ngoại ngữ, sử dụng văn bằng hoặc chứng chỉ ngoại ngữ tương đương theo yêu cầu của chương trình đào tạo.

Lưu ý, năm nay Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội thay đổi cấu trúc và định dạng đề thi

Cụ thể, đề thi môn cơ bản theo hình thức bài thi viết; thời gian làm bài 60 phút. Nội dung kiến thức: Đánh giá kiến thức và năng lực ngôn ngữ theo chương trình đào tạo đại học hiện hành

Có 2 phần thi. Phần lý thuyết (chung cho cả hai chuyên ngành Ngôn ngữ và Lí luận và Phương pháp giảng dạy), thi trắc nghiệm với 20 câu (40 điểm, mỗi câu 2 điểm);

Đề thi môn cơ sở theo hình thức bài thi vấn đáp trong thời gian 30 phút. Nội dung kiến thức là đánh giá năng lực ngôn ngữ và năng lực nghiên cứu, với 3 phần thi: Phần 1 về giao tiếp xã hội (20 điểm); phần 2 về phẩm chất, năng lực nghiên cứu (40 điểm); phần 3 về dự định nghiên cứu (40 điểm).

(Khoa Sau đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội)

Nhiều học bổng giá trị cao

Thí sinh tham dự đào tạo thạc sĩ có cơ hội nhận các loại học bổng có giá trị cao, như: 4 suất học bổng của Trường Đại học Ngoại ngữ dành cho các thủ khoa đầu vào xét tuyển và thi tuyển sau đại học trị giá 10.000.000 đồng/1 thí sinh;

2 suất học bổng của Quỹ giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) dành cho thủ khoa đầu vào trị giá 900 USD;

3 suất học bổng dành cho học viên có thành tích học tập cao trị giá 900 USD, Quỹ học bổng Erasmus plus đi học 1 học kỳ tại Trường Đại học Leipzig, CHLB Đức.

Ngoài ra, Trường kết hợp thực hiện các thủ tục xét học bổng dành cho NCS. NCS trúng tuyển có cơ hội được nhận học bổng theo Đề án 89, học bổng của Đại học Quốc gia Hà Nội dành cho NCS trị giá 40.000.000 đồng; hoặc dành cho ứng viên trúng tuyển đào tạo tiến sĩ có năng lực nghiên cứu xuất sắc trị giá 100.000.000 đồng, học bổng đối ứng của Trường Trường Đại học Ngoại ngữ trị giá 20.000.000 đồng.

Những giá trị gia tăng và quyền lợi khi học sau đại học

Học viện cao học, nghiên cứu sinh được học tập, rèn luyện với các giảng viên trong nước và quốc tế, là chuyên gia đầu ngành trong ngành ngôn ngữ học, giáo dục học ngoại ngữ, được hướng dẫn viết bài báo, tham gia hội nghị, hội thảo quốc gia (UNC) và quốc tế thường niên (IGRS) và được ưu tiên đăng bài báo trên Tạp chí Nghiên cứu nước ngoài của Trường.

(Hội thảo quốc tế IGRS dành cho học viên cao học và nghiên cứu sinh tổ chức thường niên tại Trường Đại học Ngoại ngữ-Đại học Quốc gia Hà Nội)

Chuyên ngành đào tạo và mốc thời gian cần lưu ý

Năm 2022, Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển sinh đào tạo 11 chuyên ngành thạc sĩ (180 chỉ tiêu), 8 chuyên ngành tiến sĩ (6 chỉ tiêu), chia thành 2 đợt:

- Đợt 1: Các chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ tuyển sinh sau đại học gồm: Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh, Ngôn ngữ Hàn; Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng Anh.

Các chuyên ngành đào tạo bậc tiến sĩ gồm: Ngôn ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung); Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng (Anh, Nga, Pháp, Trung).

Thời gian đăng ký từ ngày 14/2/2022 đến 17h00 ngày 8/4/2022.

- Đợt 2: Các chuyên ngành đào tạo bậc thạc sĩ gồm: Ngôn ngữ học ứng dụng tiếng Anh; Ngôn ngữ (Nga, Pháp, Trung, Đức, Nhật, Hàn); Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng (Anh, Nga, Pháp, Trung).

Các chuyên ngành đào tạo bậc tiến sĩ gồm: Ngôn ngữ (Anh, Nga, Pháp, Trung); Lí luận và phương pháp dạy học Bộ môn Tiếng (Anh, Nga, Pháp, Trung).

Thời gian đăng ký từ 8h00 ngày 5/5/2020 đến 17h00 ngày 30/8/2022.

Đăng kí dự thi/tuyển: Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng kí dự thi trực tuyến theo hướng dẫn.

Thời gian đăng kí tuyển sinh đợt 1: từ 14/2/2022 đến 17h00 ngày 8/4/2022.  Thí sinh dự tuyển theo diện xét tuyển hoặc xét tuyển thẳng nộp bản cứng Hồ sơ cho VP khoa Sau đại học (trực tiếp hoặc qua đường bưu điện) trong thời gian đăng ký dự tuyển .

Để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp về tuyển sinh, xin liên hệ:

Văn phòng Khoa Sau đại học, phòng 102 nhà A3, Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN, đường Phạm Văn Đồng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. 

Website http://saudaihoc.ulis.vnu.edu.vn/ 

Số điện thoại:  024-66806770; 024-37547435  

Email: sdhcfl@gmail.com; Zalo:  https://zalo.me/g/qujbdi358

Fanpage:  https://www.facebook.com/fgsulis


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...