• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Khai mạc trường hè quốc tế Vật lý Toán năm 2024 tại Huế

Trường hè quốc tế Vật lý Toán năm 2024 với sự tham dự 15 quốc gia vừa khai mạc tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, TP Huế.

Khai mạc trường hè quốc tế Vật lý, Toán năm 2024 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. (Ảnh: Huy Lê)
Khai mạc trường hè quốc tế Vật lý, Toán năm 2024 tại Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế. (Ảnh: Huy Lê)

Sáng 5/8, tại Trường Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế diễn ra Khai mạc trường hè quốc tế Vật lý, Toán năm 2024 (the 2024 Summer School in Mathematical Physics).

Chương trình được đồng tổ chức bởi Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (VIASM) và Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế từ 5/8 đến 10/8.

z5700280446685_b14488d312cdc8112a007b1b45aeda19.jpg

Các giáo sư, giảng viên, nhà nghiên cứu, sinh viên chụp ảnh lưu niệm tại lễ khai mạc. (Ảnh: Đại Dương)

Theo TS Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, trường hè nhằm giới thiệu cho các nhà nghiên cứu trẻ, học viên sau đại học, sinh viên một số hướng nghiên cứu chủ đạo trong Vật lý, Toán và các lĩnh vực toán học liên quan như phương trình đạo hàm riêng, hình học, xác suất, với mong muốn đây là một diễn đàn giúp kết nối các nhà nghiên cứu trẻ và sinh viên đam mê toán học và vật lý, góp phần thúc đẩy sự phát triển các lĩnh vực này ở Việt Nam và châu Á.

1.jpg

TS Lê Hồ Sơn, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế phát biểu khai mạc trường hè

Trường hè năm nay bao gồm 4 khoá học ngắn, 1 bài giảng đại chúng, cùng với một số báo cáo mời và những buổi thảo luận khoa học. Trường hè thu hút khoảng 70 thành viên tham dự đến từ 15 nước khác nhau, trong đó có 30 thành viên đến từ nước ngoài.

Ban chương trình là hai giáo sư người Việt nổi tiếng: giáo sư Phan Thành Nam và giáo sư Nguyễn Trọng Toán. Giáo sư Phan Thành Nam nghiên cứu về Vật lý, Toán, và là chuyên gia về lĩnh vực toán học của hệ đa vật lượng tử, đã được trao giải thưởng của Hội Toán học châu Âu năm 2020. Hiện giáo sư đang công tác tại Đại học LMU Munich, Đức. Giáo sư Nguyễn Trọng Toán hiện đang làm việc tại Đại học bang Pennsylvania, Hoa Kỳ. Lĩnh vực nghiên cứu của giáo sư liên quan đến phương trình đạo hàm riêng và Vật lý, Toán, cụ thể là các bài toán từ cơ học chất lỏng, lý thuyết động học, và lý thuyết tương đối rộng.

Năm 2022, giáo sư Nguyễn Trọng Toán được Hiệp hội quốc tế về Toán ứng dụng và công nghiệp (SIAM) trao giải thưởng T. Brooke Benjamin. Ông là người Việt thứ hai (sau giáo sư Vũ Hà Văn) nhận được một giải thưởng rất uy tín của SIAM.

7.jpg

Các khóa học ngắn và bài giảng đại chúng được tiến hành sau lễ khai mạc.

2.jpg

Nhiều thành viên nước ngoài chăm chú với các bài giảng chất lượng từ các giáo sư danh tiếng.

Trường hè năm nay có 3 giảng viên chính. Đó là những nhà khoa học nổi tiếng đến từ các Đại học và Viện nghiên cứu hàng đầu thế giới là Giáo sư Robert Seiringer, từ Viện khoa học và Công nghệ Áo (giải thưởng Henri Poincaré năm 2009 của Hội Vật lý, Toán quốc tế, giải thưởng Erwin Schrodinger năm 2023) trình bày một khoá học ngắn về lý thuyết hàm mật độ, tập trung vào Phương pháp mô hình hoá cơ học lượng tử tính toán, được ứng dụng trong vật lý, hoá học và khoa học vật liệu; Giáo sư Yoshiko Ogata, từ Đại học Tokyo, Nhật Bản (giải thưởng Henri Poincaré năm 2021 cho những công trình nghiên cứu đột phá về lý thuyết toán học cho các hệ spin lượng tử). Bà trình bày một bài giảng ngắn về Phương pháp đại số toán tử cho các thứ tự tôpô; Tiến sĩ Mitia Duerinckx, một nhà toán học trẻ và rất tài năng ở Đại học Tự do Brussels, Bỉ. Tiến sĩ Duerickx sẽ trình bày một bài giảng ngắn về Phương pháp mới cho giới hạn trường trung bình của các hệ hạt cổ điển.

8.jpg

Giáo sư Robert Seiringer (Viện khoa học và Công nghệ Áo ) trình bày về Lý thuyết hàm mật độ, tập trung vào Phương pháp mô hình hoá cơ học lượng tử tính toán, được ứng dụng trong vật lý, hoá học và khoa học vật liệu.

6.jpg

Các học viên trao đổi sôi nổi

Chuỗi Trường hè quốc tế Vật lý toán được khởi xướng bởi Giáo sư Phan Thành Nam ở Đại học LMU Munich, Đức và được đồng tổ chức hằng năm bởi VIASM và đối tác, trong khuôn khổ Chương trình trọng điểm Quốc gia phát triển Toán học giai đoạn 2021 – 2030.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết