• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bình Phước tăng cường hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH Bình Phước, toàn tỉnh hiện có 1.891 trẻ khuyết tật. Từ đầu năm đến nay, Sở LĐ-TB&XH đã phối hợp với các sở, ngành liên quan tiến hành xác định khả năng của trẻ khuyết tật và nhu cầu về hỗ trợ đối với từng loại dị tật, lứa tuổi.

Thực hiện các thủ tục hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng tại cộng đồng; hướng dẫn các dịch vụ tư vấn về chăm sóc sức khỏe cho trẻ khuyết tật và công tác phát hiện sớm, can thiệp sớm cho trẻ khuyết tật. Từ đó, triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ khuyết tật như: tuyên truyền giáo dục sức khỏe và tiêm chủng phòng bệnh; khám sức khỏe ban đầu và điều trị các bệnh thông thường cho trẻ khuyết tật...

Bình Phước tăng cường hoạt động hỗ trợ, chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật - Ảnh 1.

Anh Phan Văn Tài (ngụ phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh) hướng dẫn con trai học tập tại nhà

Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH còn tổ chức hoạt động tư vấn hướng nghiệp, hỗ trợ trẻ khuyết tật học nghề phù hợp, đảm bảo theo quy định của pháp luật. Công chức LĐ-TB&XH, cộng tác viên công tác xã hội cấp xã và nhân viên y tế khóm, ấp tại các huyện, thành phố được tham gia các lớp tập huấn kiến thức cơ bản, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiếp cận, tư vấn, hỗ trợ trẻ khuyết tật tại cộng đồng.

Tại các địa phương, Phòng LĐ-TB&XH huyện, thành phố phối hợp các ngành liên quan tham mưu UBND huyện, thành phố xây dựng và tổ chức triển khai đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật trên địa bàn. Thống kê toàn địa bàn TP Cao Lãnh hiện có 186 trẻ khuyết tật đặc biệt nặng và trẻ khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng. Từ đầu năm đến nay, thực hiện chỉ đạo của UBND thành phố, Phòng LĐ-TB&XH phối hợp Phòng Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn chuyên môn và kiểm tra, giám sát các xã, phường lập hồ sơ quản lý trẻ khuyết tật; kết nối các nguồn lực xã hội hóa cung cấp các dịch vụ hỗ trợ trẻ khuyết tật tại địa phương. 

Bà Huỳnh Thị Ái Liên - Phó Trưởng Phòng LĐ-TB&XH TP Cao Lãnh cho biết: “Ngoài hỗ trợ các xã, phường quản lý tốt trẻ khuyết tật, Phòng LĐ-TB&XH thành phố còn phối hợp Sở LĐ-TB&XH tổ chức các lớp tập huấn cho cha, mẹ, người trực tiếp chăm sóc trẻ khuyết tật các kiến thức về chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho trẻ khuyết tật tại gia đình. Đồng thời hướng dẫn cho trẻ khuyết tật (trong độ tuổi từ 12 đến dưới 16 tuổi) một số kỹ năng gắn với đời sống sinh hoạt hàng ngày, khả năng tự chăm sóc bản thân khi cần thiết, góp phần giúp trẻ khuyết tật vượt qua rào cản mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng...”.

Anh Phan Văn Tài (SN 1985) ngụ khóm Thuận Phát, phường Hòa Thuận, TP Cao Lãnh có con trai 9 tuổi bị khuyết tật bẩm sinh, được tham gia các buổi tập huấn hướng dẫn kỹ năng chăm sóc trẻ khuyết tật tại gia đình. Anh chia sẻ: “Nuôi con từ lúc mới sinh đến nay, gia đình tôi chủ yếu thực hành theo hiểu biết của bản thân nên đôi lúc chưa thực sự chăm sóc tốt cho con. Nhờ tham dự các lớp tập huấn, tôi được trang bị thêm kiến thức, có thêm kỹ năng chăm sóc, giáo dục tốt cho con. Từ những gì được học hỏi, tôi sẽ cố gắng nuôi dạy con thật tốt để con giảm được phần nào khiếm khuyết của cơ thể”.

Tiếp tục triển khai Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng, Sở LĐ-TB&XH, các sở, ngành, UBND huyện, thành phố đẩy mạnh các hoạt động trợ giúp trẻ khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại và tư vấn tâm lý...; hỗ trợ trẻ khuyết tật các kiến thức, kỹ năng, đảm bảo quyền tham gia, vui chơi giải trí; kết nối các chương trình hỗ trợ sinh kế cho gia đình có trẻ khuyết tật. Ngoài ra, tăng cường tổ chức các hoạt động nhằm tạo động lực, khuyến khích, phát hiện trẻ khuyết tật có khả năng hòa nhập và phát triển tốt để kết nối trợ giúp với hình thức phù hợp khả năng, điều kiện của trẻ...

Tính đến tháng 10/2022, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, UBND huyện, thành phố tập trung triển khai Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ trẻ khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng năm 2022. Trong đó, đẩy mạnh truyền thông tầm quan trọng của công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ khuyết tật; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực, kỹ năng cho đội ngũ cán bộ phụ trách công tác trẻ em, người trực tiếp nuôi dưỡng trẻ khuyết tật…, góp phần chăm sóc, giáo dục tốt trẻ khuyết tật tại gia đình và cộng đồng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...