Giữa đám cưới, con dâu bất ngờ quỳ xuống khóc lớn rồi nói với mẹ chồng một câu khiến bà "chết đứng"
Sự việc xảy đến đột ngột khiến bà choáng váng tưởng mình nghe nhầm nhưng cô dâu tiếp tục nhắc lại câu nói một lần nữa với vẻ mặt vô cùng nghiêm túc.
Sự việc hi hữu xảy ra trong đám cưới của con trai bà Lu ở Thương Khâu, Hà Nam (Trung Quốc). Được biết anh này và vợ tên Wang Mouli quen biết nhau thông qua mai mối. Để tổ chức đám cưới cho con, bà Lu đã vay nợ hơn 300.000 NDT (hơn 1 tỷ đồng).
Nhìn cảnh đám cưới náo nhiệt, bà Lu có cảm giác mãn nguyện khó tả, vui vẻ nghĩ đến việc con trai và con dâu sau này sẽ trải qua cuộc sống hôn nhân đầy hạnh phúc. Chẳng ngờ, ngay lúc hôn lễ đang diễn ra, cô dâu lại nói với bà Lu: "Con xin lỗi, con không thể cưới anh ấy. Mẹ hãy tìm cho anh ấy một người phụ nữ tốt hơn đi ạ".
Sự việc xảy đến đột ngột khiến bà Lu choáng váng. Bà cho rằng mình nghe nhầm nhưng cô dâu tiếp tục nhắc lại câu nói một lần nữa với vẻ mặt vô cùng nghiêm túc.
Bà Lu lúc này lập tức an ủi cô dâu: "Con trai mẹ bắt nạt con sao? Mẹ nhất định sẽ giúp con chấn chỉnh nó".
Thế nhưng, cô dâu vẫn không thay đổi ý định, quỳ xuống rồi khóc lớn: "Con bị ốm, con không thể lấy anh ấy được".
Bà Lu vẫn hết lời an ủi nhưng cô dâu không chịu nghe. Hành động bất ngờ của cô dâu khiến không khí tại hôn trường trùng xuống, bà Lu phải tạm dừng đám cưới, xin lỗi các quan khách.
Được biết, trước khi tổ chức đám cưới 6 tháng, cô dâu họ Wang và con trai bà Lu đã đính hôn. Thời điểm đó, cô dâu không hề phản đối việc tổ chức đám cưới.
Tuy nhiên, sau một lúc ngồi nghĩ lại, bà Lu chợt nhớ ra dấu hiệu cho thấy cô dâu không sẵn sàng kết hôn với con trai bà. Cụ thể, cô dâu không cười một lần nào trong lúc chụp ảnh cưới, các nhiếp ảnh gia cũng không khỏi bực mình vì mặt cô quá buồn.
Sau đám cưới bất thành, con trai bà Lu trở nên lầm lì, tự giam mình trong phòng không nói chuyện với bất cứ ai. Bà Lu xót con, yêu cầu nhà gái giải thích và trả lại tiền quà cưới. Trước yêu cầu của bà Lu, bố mẹ cô dâu nói không biết chuyện gì đang xảy ra với con gái. Trong khi đó, cô dâu liên tục nói mình bị ốm và không chịu trả tiền.
Không còn cách nào khác, bà Lu quyết định nhờ tòa án phân xử. Đầu năm 2021, tòa tuyên cô Wang phải trả lại số tiền quà cưới 220.000 NDT, đồng thời chịu các chi phí kiện tụng liên quan.
Chia sẻ về cô con dâu "hụt", bà Lu bức xúc nói: "Nếu không muốn cưới thì cô ta nên nói ngay từ đầu. Cô ta cũng không nên nhận quà đính hôn và biến nhà trai thành trò cười như vậy. Ngay cả khi cô ta thực sự bị bệnh, cô ta cũng không thể dùng tiền quà cưới để chữa bệnh cho mình. Một người đàn ông xa lạ không có nghĩa vụ phải chi một số tiền lớn cho cô ta".
Các bậc cha mẹ ở Trung Quốc đổ xô dùng ứng dụng mai mối vì tuyệt vọng về chuyện hôn nhân của con cái
Theo trang Restofworld, các bậc cha mẹ ở Trung Quốc đang tuyệt vọng về chuyện hôn nhân của con cái, họ đang tìm đến một loạt các nền tảng mai mối trực tuyến mới, những nền tảng mai mối này dành không phải dành cho thế hệ trẻ mà là dành cho phụ huynh, phụ huynh lên đó để tìm kiếm bạn trai/gái cho con cái, thiết lập những cuộc hẹn hò cho con.
Trên các ứng dụng như Perfect In-Laws, Family-building Matchmaking, và Parents Matchmaking, các bậc cha mẹ đăng ký sử dụng và tạo hồ sơ để quảng cáo con cái của họ với những người cầu hôn tiềm năng - đôi khi không có sự đồng ý của con cái. Sau khi đã mai mối, bố mẹ sẽ làm quen với nhau trước.
Mặc dù các cuộc hôn nhân sắp đặt ngày nay đã trở nên hiếm hơn ở Trung Quốc, song các bậc cha mẹ Trung Quốc vẫn sắp đặt cho con cái họ những người bạn đời tiềm năng - thường thông qua những người mai mối chuyên nghiệp hoặc tại các chợ hôn nhân.
Trong những năm gần đây, khi tỷ lệ kết hôn ở Trung Quốc giảm, các bậc cha mẹ lo lắng ngày càng gây áp lực cho con cái của họ - thường là con một do chính sách một con trước đây của Trung Quốc - kết hôn, sinh con và nối dõi tông đường.
Ngành công nghiệp ứng dụng hẹn hò của Trung Quốc đã đánh vào mối lo lắng ngày càng tăng của các bậc cha mẹ bằng cách cung cấp dịch vụ mai mối trực tuyến.
Sybil Wu là một cô gái chưa kết hôn. Mẹ cô, ở độ tuổi 50 và đến từ tỉnh Chiết Giang, đã trả 299 nhân dân tệ (42 USD) cho gói đăng ký một năm trên Parent Matchmaking. Lúc đầu, bà chỉ chơi ứng dụng cho vui, nhưng sớm nhận ra bà thực sự có thể tìm được ai đó cho con gái mình, đã tốt nghiệp đại học ở Bắc Kinh. Yêu cầu của bà rất khắt khe: con rể phải đẹp trai, cao ít nhất 1m75, sinh năm 1999 trở về trước, có bằng thạc sĩ hoặc tiến sĩ, sở hữu một căn hộ.
Sau khi "khớp" với bố mẹ chồng tương lai của con gái, mẹ của Wu giờ đây nói chuyện điện thoại với họ để thảo luận về kế hoạch nghề nghiệp của các con và trao đổi ảnh của chúng trên ứng dụng nhắn tin WeChat. Một số phụ huynh đã hỏi mẹ cô rằng liệu Wu có từng học tại các trường trung học hàng đầu hay không. Những người khác nói rằng họ chỉ muốn những cô gái còn trinh - một yêu cầu mà mẹ cô không chấp nhận.
Wu nói cô ấy đã nhắn tin với một người đàn ông mà mẹ cô tìm thấy thông qua ứng dụng, nhưng mối tình không thành. "Không đời nào thành công cả", Wu nói. "Đó chỉ hoàn toàn là việc bố mẹ chọn bố mẹ chồng mà họ yêu thích".
Mâu thuẫn về các ứng dụng mai mối này cho thấy khoảng cách ngày càng lớn giữa cách nhìn của những người trẻ tuổi và cha mẹ của họ về hôn nhân.
Kailing Xie, trợ lý giáo sư tại Đại học Birmingham, người nghiên cứu về hôn nhân và giới tính ở Trung Quốc, cho biết vì giới trẻ Trung Quốc thường dựa vào sự giúp đỡ của cha mẹ để mua tài sản và nuôi dạy con cái nên cha mẹ muốn đảm bảo con cái họ kết hôn để phục vụ lợi ích tốt nhất của gia đình.
Nhưng cha mẹ và con cái đôi khi có những kỳ vọng khác nhau về những điều mà hôn nhân nên mang lại. "Các bậc cha mẹ đang cố gắng kiểm soát quá trình lựa chọn dựa trên các tiêu chuẩn vật chất," Xie nói, "trong khi thế hệ trẻ có thể quan tâm nhiều hơn đến sự thân mật với người khác."