• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa. 

Hàng năm cứ mỗi dịp cận kề ngày Tết Đoan Ngọ các lò bánh lớn lại bắt đầu đỏ lửa, nấu bánh xuyên đêm để gói ra hàng nghìn chiếc bánh. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú.

Bánh bá trạng có xuất xứ từ Trung Quốc. Ảnh:

Bánh bá trạng không thể thiếu trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Fuyuan

Ngoài tên gọi bánh bá trạng, nhiều người còn gọi đây là bánh ú nhân mặn. Ở từng nơi người dân lại có những cách phát âm khác nhau chính vì vậy bánh ú cũng có sự biến tấu từ nhân bánh đến cách chế biến.

Khi dạo quanh các khu Chợ Lớn, thực khách sẽ bắt gặp đa dạng loại bánh như bánh bá trạng Phúc Kiến, bánh bá trạng Quảng Đông, bánh bá trạng Triều Châu... Chẳng hạn như bánh của người Triều Châu có hình chóp đứng, bánh của người Phước Kiến có màu nâu từ ngũ vị hương bánh của người Quảng Đông hình gối dài.

 

 Bánh bá trạng có nhiều loại nhân khác nhau, phổ biến nhất là nhân thịt heo, trứng muối, nấm đông cô... Ảnh: Storm

Nguyên liệu để làm bánh bá trạng gồm có gạo nếp, thịt heo, tôm khô, nấm đông cô, đỗ xanh, hạt sen và lòng đỏ trứng muối. Công đoạn tốn thời gian nhất là ngâm gạo và đỗ xanh, phần thịt được tẩm ướp kĩ càng trước khi gói.

Để bánh có hương vị đồng bộ phần gạo nếp làm vỏ bánh cũng được trộn gia vị. Người ta dùng lá tre để gói bánh, được đem luộc trong 6 - 8 tiếng để đảm bảo bánh chín mềm. Bánh sau khi vớt ra sẽ được treo lên cho ráo nước. 

Phong tục dùng bánh bá trạng để cúng bái, đem biếu như một thức quà đặc biệt trong mỗi dịp "Tết nửa năm" được người Hoa hết sức coi trọng và giữ gìn. Ngoài bá trạng, mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ còn có bánh ú tro, cơm rượu, hoặc thêm heo quay, gà luộc, trái cây.

Theo cách ăn truyền thống, bánh bá trạng được ăn với đường. Vỏ bánh dẻo thơm mùi gạo nếp, nhân bánh béo bùi được tẩm ướp gia vị thơm nức khiến thực khách ghiền ngay từ lần đầu tiên. 

Một số người Việt gọi đây là bánh chưng Trung Quốc. Ảnh:

Một số người Việt gọi đây là bánh chưng Trung Quốc. Ảnh: Fuyuan

Dịp Tết Đoan Ngọ đang cận kề, thực khách có thể tìm mua và thưởng thức bánh bá trạng ở chợ Lớn hoặc tìm đến các địa chỉ như:

Bánh bá trạng cô Phượng chợ Phùng Hưng (Địa chỉ: 56C/67 đường Lạc Long Quân, Phường 3, quận 11, thành phố Hồ Chí Minh)

Bánh bá trạng Đại Phát (Địa chỉ: 738 hẻm 114 Sư Vạn Hạnh nối dài, phường 12, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh)

Lò bánh bá trạng Đình Đình (Địa chỉ: 1133/44A đường 3/2, phường 6, quận 11, TPHCM)


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...