• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nghệ thuật chạm khắc từ gỗ liền khối của ngôi đình cổ 600 năm ở Nam Định

Nam Định - Đình Hưng Lộc (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng) được xây dựng từ thế kỷ 14, trải qua gần 600 năm tồn tại, ngôi đình không chỉ hấp dẫn du khách thập phương, các nhà nghiên cứu bởi giá trị lịch sử mà còn do nghệ thuật trang trí kiến trúc chạm khắc từ gỗ liền khối tài hoa.

Đình Hưng Lộc thờ Thái úy Phạm Cự Lượng (có nơi gọi là Phạm Cự Lạng) là người có công lớn khi vua Đinh Tiên Hoàng khởi nghiệp, được vua tin dùng giao cai quản thị vệ và bảo vệ hoàng thành.

Đình Hưng Lộc (xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) thờ Thái úy Phạm Cự Lượng (có nơi gọi là Phạm Cự Lạng) là người có công lớn khi vua Đinh Tiên Hoàng khởi nghiệp, được vua tin dùng giao cai quản thị vệ và bảo vệ hoàng thành.

Đình Hưng Lộc được xây dựng từ thế kỷ 14, theo kiểu tiền chữ nhất, hậu chữ đinh, bao gồm tiền tế, trung đình và hậu cung.

Đình Hưng Lộc được xây dựng từ thế kỷ 14, theo kiểu tiền chữ nhất, hậu chữ đinh, bao gồm tiền tế, trung đình và hậu cung.

Nói về điêu khắc của đình Hưng Lộc, đặc biệt nhất phải kể đến những điêu khắc trang trí trên chất liệu gỗ.

Nói về điêu khắc của đình Hưng Lộc, đặc biệt nhất phải kể đến những điêu khắc trang trí trên chất liệu gỗ.

Hậu cung là khu tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo.

Hậu cung tập trung nhiều tác phẩm nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Trên bộ vì ván mê trước hậu cung và trước tượng Thái úy Phạm Cự Lượng thể hiện hàng chục con rồng được chạm trổ mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn, thời Hậu Lê rất đặc sắc đang uốn lượn sinh động cùng với các con vật như phượng, lân, sóc…

Nét đặc sắc nghệ thuật chạm khắc còn phải kể đến bức chạm “4 nụ cười dân gian” thể hiện một khóm trúc, đám mây có tiên cưỡi rồng có một nam giới cởi trần, đóng khố đang ôm vai một thiếu nữ.

Nét đặc sắc nghệ thuật chạm khắc còn phải kể đến bức chạm "4 nụ cười dân gian" thể hiện một khóm trúc, đám mây có tiên cưỡi rồng có một nam giới cởi trần, đóng khố đang ôm vai một thiếu nữ.

Trong cùng hậu cung đặt bức tượng Thành hoàng Phạm Cự Lượng bằng đồng nặng 800kg trên bệ bằng đá cổ chạm khắc công phu.

Trong cùng hậu cung đặt bức tượng Thành hoàng Phạm Cự Lượng bằng đồng nặng 800kg trên bệ bằng đá cổ chạm khắc công phu.

aaa

Ông Bùi Xuân Tiệp (chủ từ đình Hưng Lộc) cho biết những nét trạm trổ được làm hoàn toàn trên gỗ liền khối tạo điểm nhấn độc đáo cho kiến trúc của đình Hưng Lộc.

Ông Bùi Xuân Tiệp (chủ từ đình Hưng Lộc) cho biết ngoài kiến trúc chạm khắc còn lưu giữ từ xa xưa, đình hiện còn nhiều cổ vật, trong đó có tấm văn chỉ cổ tuổi đời hàng trăm năm.

Cũng theo ông Tiệp, ngoài kiến trúc chạm khắc còn lưu giữ từ xa xưa, đình hiện còn nhiều cổ vật, trong đó có tấm văn chỉ cổ tuổi đời hàng trăm năm.

Từ những giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, đình Hưng Lộc đã được Bộ Văn hóa công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa.

Từ những giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật, năm 1993, đình Hưng Lộc được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết