• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Lăng mộ ở Huế còn giữ kiến trúc ban đầu sau 275 năm

HUẾ - Lăng Chiêu Nghi là nơi an nghỉ của bà Trần Thị Xạ, vợ Võ vương Nguyễn Phúc Khoát - vị chúa thứ 8 trong 9 chúa nhà Nguyễn - còn giữ nguyên bản sau 275 năm.

Tọa lạc tại đường Thanh Hải (phường Thủy Xuân, TP Huế), lăng Chiêu Nghi là nơi an nghỉ của bà Trần Thị Xạ (1716 – 1750) vợ của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714-1765) – vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam.

Tọa lạc tại đường Thanh Hải (phường Thủy Xuân, TP Huế), lăng Chiêu Nghi là nơi an nghỉ của bà Trần Thị Xạ (1716 - 1750) vợ của Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát (1714 - 1765) - vị chúa Nguyễn thứ 8 của chính quyền Đàng Trong trong lịch sử Việt Nam.

Theo tìm hiểu, lăng Chiêu Nghi là một lăng mộ cổ đặc biệt. Bởi vì đây chính là khu lăng mộ duy nhất của 9 đời chúa Nguyễn vẫn còn giữ được nguyên bản kiến trúc ban đầu, cho đến tận ngày nay.

Theo tìm hiểu, lăng Chiêu Nghi là một lăng mộ cổ đặc biệt. Bởi vì đây chính là khu lăng mộ duy nhất của 9 đời chúa Nguyễn vẫn còn giữ được nguyên bản kiến trúc ban đầu, cho đến tận ngày nay.

Trải qua những biến cố lịch sử, cấu trúc cơ bản của lăng Chiêu Nghi vẫn còn vẹn nguyên. Giống như những lăng tẩm khác của thời nhà Nguyễn, lăng Chiêu Nghi bao gồm hai vòng thành, vòng thành ngoài cùng có hai trụ cổng, vòng trong được trổ một cánh cửa vòm để ra vào.

Trải qua những biến cố lịch sử, cấu trúc cơ bản của lăng Chiêu Nghi vẫn còn vẹn nguyên. Giống như những lăng tẩm khác của thời nhà Nguyễn, lăng Chiêu Nghi bao gồm hai vòng thành, vòng thành ngoài cùng có hai trụ cổng, vòng trong được trổ một cánh cửa vòm để ra vào.

Án ngữ trước khu mộ là một tấm bia có chiều cao khoảng chừng 3m. Các dòng chữ trên bia mộ được khắc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Án ngữ trước khu mộ là một tấm bia có chiều cao khoảng chừng 3m. Các dòng chữ trên bia mộ được khắc dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát.

Qua tìm hiểu, tấm bia trên là một áng văn dài 883 chữ. Áng văn là lời kể về cuộc đời, phẩm hạnh và bày tỏ niềm tiếc thương của chúa Nguyễn dành cho bà Chiêu Nghi. Sau gần 3 thế kỷ, nét chữ trên bia còn rõ ràng.

Qua tìm hiểu, tấm bia trên là một áng văn dài 883 chữ. Áng văn là lời kể về cuộc đời, phẩm hạnh và bày tỏ niềm tiếc thương của chúa Nguyễn dành cho bà Chiêu Nghi. Sau gần 3 thế kỷ, nét chữ trên bia còn rõ ràng.

Bên trong lăng, nằm ở vị trí trung tâm chính là ngôi mộ của bà Chiêu Nghi.

Bên trong lăng, nằm ở vị trí trung tâm chính là ngôi mộ của bà Chiêu Nghi.

Phía sau lăng là một tấm bình phong hậu theo đúng kiến trúc truyền thống của các lăng tẩm ở Huế. Thế nhưng, ghi nhận của Lao Động, tấm bình phong này đã không còn nguyên vẹn.

Phía sau lăng là một tấm bình phong hậu theo đúng kiến trúc truyền thống của các lăng tẩm ở Huế. Thế nhưng, tấm bình phong này đã không còn nguyên vẹn.

Qua hàng trăm năm phơi mình dưới nắng mưa, khu mộ đã bị hư hỏng rất nhiều, các vòng thành đã xuống cấp nặng.

Qua hàng trăm năm phơi mình dưới nắng mưa, khu mộ đã bị hư hỏng rất nhiều, các vòng thành đã xuống cấp nặng.

Cánh cổng ra vào lăng chính là một cánh cổng kiểu mẫu cho các lăng tẩm còn lại của 9 vị chúa Nguyễn.

Cổng ra vào lăng chính là một cánh cổng kiểu mẫu cho các lăng tẩm còn lại của 9 vị chúa Nguyễn.

Toàn cảnh lăng mộ của Chiêu Nghi phu nhân sau gần 275 năm tồn tại.

Toàn cảnh lăng mộ của Chiêu Nghi phu nhân sau gần 275 năm tồn tại.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu mộ bà Chiêu Nghi không có người trông coi hay bảo vệ. Thế nhưng, người dân địa phương tận dụng những bãi đất trống quanh khu mộ để trồng rau, vậy nên người dân ở đây cũng góp phần trông coi, bảo vệ khu mộ.

Theo ghi nhận của phóng viên, khu mộ bà Chiêu Nghi không có người trông coi hay bảo vệ. Người dân địa phương tận dụng những bãi đất trống quanh khu mộ để trồng rau, vậy nên người dân ở đây cũng góp phần trông coi, bảo vệ khu mộ.

Dẫu vậy, khu mộ đặc biệt này cũng cần phải bảo quản, tôn tạo để giữ lấy nét cổ kính, những yếu tố lịch sử của một trong những công trình cổ từ thời chúa Nguyễn.

Dẫu vậy, theo một số người dân, khu mộ đặc biệt này cũng cần phải bảo quản, tôn tạo để giữ lấy nét cổ kính, những yếu tố lịch sử của một trong những công trình cổ từ thời chúa Nguyễn.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết