• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Bảo Thắng: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”

Kể từ khi triển khai phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" trên địa bàn huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã có những đổi thay tích cực về diện mạo nông thôn, đô thị và đời sống người dân tạo động lực thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển bền vững.

Bảo Thắng là huyện đầu tiên của tỉnh được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.

Thời gian qua, các ban, ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở đều chú trọng công tác tuyên truyền, phát động phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" gắn với phong trào thi đua yêu nước, cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh". Cùng với đó, phong trào đã nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng tích cực của các tầng lớp nhân dân, kết quả thể hiện bằng những con số, việc làm cụ thể như: 11/11 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã nông thôn mới nâng cao.

Bình xét cuối năm 2021, toàn huyện có 26.836/29.280 "Gia đình văn hóa" (đạt 91,6%); 189/193 thôn, tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa (đạt 97%); 164/169 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa (đạt 97%). Phong trào có sức lan tỏa sâu rộng đã khơi dậy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, tinh thần cần cù lao động, nỗ lực vượt khó trong nhân dân.

Các mô hình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp phát triển kinh tế nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân. Ảnh: Lê Giang Vân.

Điểm nổi bật của phong trào là việc xây dựng và nhân rộng các mô hình, câu lạc bộ trong phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các xã, thị trấn như: mô hình "Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu đối với đồng bào dân tộc"; "Vườn rau sạch"; "Tổ, hội chăn nuôi lợn đen"; "Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học"; “Gia đình hạnh phúc”; “Gia đình phát triển bền vững”; “CLB không sinh con thứ 3”; “CLB giúp nhau phát triển kinh tế”... Đa số các mô hình gắn với tiêu chí cảnh quan môi trường, giảm nghèo bền vững, cải tạo phong tục tập quán lạc hậu, đảm bảo an ninh - trật tự. Mỗi mô hình đều có sức lan tỏa sâu rộng; khơi dậy truyền thống đoàn kết, nghĩa tình, tinh thần cần cù lao động, nỗ lực vượt khó trong nhân dân.

Mới đây, huyện đã triển khai, thực hiện kế hoạch số 129/KH-HU về “tuyên truyền, vận động nhân dân cải tạo tập quán lạc hậu trong việc cưới, việc tang, lễ hội và trong sinh hoạt đời sống trên địa bàn huyện Bảo Thắng giai đoạn 2022 – 2025” bằng việc đẩy mạnh cải tạo tập tục lạc hậu trong đồng bào dân tộc Dao tại các thôn vùng cao ở thị trấn Tằng Loỏng. Theo đó, các cán bộ công chức, viên chức đã chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng, vấn đề nhân dân quan tâm để kịp thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền có các giải pháp giải quyết; đồng thời tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng… Chính sự quan tâm của huyện đã giúp cộng đồng người Dao tin tưởng, tích cực tham gia bảo tồn, phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc, đồng thời thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đồng bào người Dao ở huyện Bảo Thắng có nhiều lễ hội dân gian, văn hóa đặc sắc (Ảnh minh họa ).

Trong thời gian tới, huyện Bảo Thắng tiếp tục chú trọng thực hiện việc đổi mới nội dung, đa dạng các hình thức triển khai phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” nhằm đáp ứng tình hình thực tế và nhu cầu hưởng thụ, sáng tạo văn hóa của nhân dân ở từng khu dân cư.

Phát huy truyền thống vẻ vang 85 năm của Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ giữa Mặt trận Tổ quốc với chính quyền và các tổ chức thành viên, cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” của huyện Bảo Thắng đã và đang thu những kết quả tốt đẹp, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương ngày càng văn minh, giàu mạnh./.

Cơ quan Tây Bắc
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết