• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

NÔNG NGHIỆP THÔNG MINH: Áp dụng chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp đi đầu

Ngày 23/07 vừa qua tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) giao Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức Diễn đàn Nông nghiệp 2024: “Nông nghiệp thông minh đột phá từ công nghệ 5.0” với mục tiêu chia sẻ kinh nghiệm và thông tin; Giới thiệu công nghệ mới; Giải đáp các vướng mắc cũng như kết nối. Chương trình có sự đồng hành của Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (PVFCCo).

Ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam phát biểu tại chương trình

Phát biểu tại Diễn đàn, ông Hoàng Quang Phòng – Phó Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định: “Trong khi Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự kết hợp giữa robot, trí thông minh nhân tạo, thiết bị kết nối mạng nhanh và dữ liệu lớn trong một môi trường sản xuất, hoạt động hiệu quả, nhanh chóng của các nhà máy công xưởng phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ thì Cách mạng công nghiệp 5.0 lại tập trung vào sự hợp tác giữa con người và máy móc, qua đó nâng cao kỹ năng của người công nhân, cung cấp giá trị gia tăng trong sản xuất dẫn đến tùy biến và cá nhân hóa các sản phẩm hàng hóa”.

Ông Đặng Kim Sơn đề xuất Chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp đi đầu ứng dụng khoa học công nghệ cao

Bên cạnh đó, Đặng Kim Sơn - Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng Công nghệ cao nhấn mạnh, lực lượng chủ lực trong sản xuất, kinh doanh nông lâm ngư nghiệp ở Việt Nam vẫn là khoảng 10 triệu hộ nông dân nhỏ lẻ và vài triệu hộ kinh doanh nông nghiệp. Với quy mô đất đai manh mún và nguồn vốn nhỏ bé, trình độ chuyên môn kỹ thuật hạn chế, các hộ sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp của Việt Nam chưa có điều kiện và năng lực để ứng dụng công nghệ cao.

“Đặc điểm phần lớn chủ thể sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp Việt Nam còn là kinh tế hộ nhỏ lẻ trong khi đối tượng có năng lực áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp nhất lại là các doanh nghiệp vừa và lớn có số lượng rất hạn hẹp. Câu trả lời cho vấn đề này là ứng dụng công nghệ cao”, ông Đặng Kim Sơn đặt vấn đề.

Ông Sơn cho rằng cần nhanh chóng đổi mới cơ chế và hoàn thiện hệ thống tổ chức của các viện nghiên cứu và trường đại học, thực sự gắn kết giữa nghiên cứu và đào tạo, tạo động lực để cán bộ khoa học tập trung vào sáng tạo, quan tâm đến hiệu quả cuối cùng của sản phẩm khoa học. Nhanh chóng đổi mới cơ chế và hoàn thiện hệ thống tổ chức của hệ thống khuyến nông và dịch vụ tư vấn công nghệ, hình thành quan hệ phục vụ khách hàng với đội ngũ cán bộ chuyển giao kỹ thuật, gắn hiệu quả phục vụ người sản xuất với lợi ích thiết thân của họ. Đổi mới cung cách đào tạo cán bộ kỹ thuật để hình thành đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao, phục vụ mọi đối tượng sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Đổi mới căn bản thủ tục hình thành, cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ để hình thành các khu NNCNC, vùng NNCNC tạo ra các cụm liên kết ngành, tổ hợp nông nghiệp CNC, công viên nông nghiệp CNC, vườn ươm khởi nghiệp sáng tạo đối tác công-tư.

Toàn cảnh Diễn đàn

Đại biểu tham dự chương trình


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết