• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Kinh tế Trung Quốc gặp thêm sức ép

Hoạt động xuất nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 7 sụt giảm, qua đó cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới đang chịu áp lực ngày càng tăng ở cả trong và ngoài nước.

Số liệu được Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 8-8 cho thấy kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu trong tháng 7 lần lượt giảm 14,5% và 12,4%, so với cùng kỳ năm ngoái. 

Tân Hoa xã hôm 8-8 dẫn lời ông Li Xingqian, một quan chức Bộ Thương mại Trung Quốc, nhận định tình hình nửa cuối năm 2023 là cực kỳ u ám, nhất là khi nhu cầu toàn cầu về sản xuất, tiêu dùng và đầu tư vẫn yếu. 

Theo ông Li, Trung Quốc sẽ có thêm những bước đi để giúp các công ty ký đơn hàng mới và mở rộng thị trường, như tổ chức hội chợ thương mại, tăng cường các chuyến bay quốc tế, hỗ trợ thị thực cho doanh nhân nước ngoài...

Sức ép cũng gia tăng lên Trung Quốc trong việc công bố các biện pháp kích thích kinh tế mới giữa lúc nhu cầu suy yếu đe dọa triển vọng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này. 

Vào đầu tháng này, Bắc Kinh cam kết tăng cường hỗ trợ chính sách kinh tế, tập trung vào mở rộng nhu cầu trong nước, thúc đẩy lòng tin và giảm thiểu rủi ro. Một số chính sách nhằm thúc đẩy nhu cầu về nhà ở, ô tô điện và các sản phẩm khác cũng được công bố gần đây.

Kinh tế Trung Quốc gặp thêm sức ép - Ảnh 1.

Một cảng container tại TP Thượng Hải - Trung QuốcẢnh: Reuters

Tại một diễn đàn kinh doanh mới đây, ông Cai Fang, một cố vấn của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc, cho rằng mục tiêu của các biện pháp kích thích kinh tế nên chuyển từ đầu tư sang tiêu dùng, đồng thời cần thúc đẩy chi tiêu của người lao động di cư. 

Trong khi đó, Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc kêu gọi thực hiện một loạt biện pháp kích thích như cắt giảm thêm lãi suất, cung cấp hỗ trợ cho nhà phát triển bất động sản tư nhân, tặng voucher tiêu dùng cho hộ gia đình có thu nhập thấp và vừa…

 

Một số chuyên gia cho rằng để đưa nền kinh tế trở lại đúng quỹ đạo, Bắc Kinh cần có nhiều hành động thực chất hơn.

"Những cam kết ủng hộ tăng trưởng của chính phủ rất đáng khích lệ. Nhưng nếu không có bước tiếp theo mạnh mẽ để biến các kế hoạch thành hành động, sự suy yếu trong nửa cuối năm nay có thể xóa mờ triển vọng đạt mục tiêu tăng trưởng 5% trong năm nay" - chuyên gia kinh tế Eric Zhu của Bloomberg Economics, nhận định.

Các nhà phân tích tại Công ty Quản lý đầu tư UBS Global Wealth Management (Thụy Sĩ) nhận định rằng việc hạ lãi suất vẫn không đủ trừ khi chúng đi kèm với các biện pháp tài chính để thúc đẩy nhu cầu. Họ cũng đề xuất một loạt bước đi nhằm giúp xây dựng lại lòng tin, như kích thích tiền tệ và tài chính, thúc đẩy tiêu dùng, cải cách cơ cấu... 

Trong khi đó, theo trang Bloomberg, các nhà đầu tư nước ngoài cho rằng cuộc khủng hoảng của lĩnh vực bất động sản cần được xử lý trước khi niềm tin quay trở lại. 


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...