• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Điểm tựa thị trường

Sự hồi phục tăng trưởng lợi nhuận của doanh nghiệp và hồi phục rõ nét của các ngành hàng, mang đến cơ hội trước mắt...

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Ảnh minh họa. Nguồn: internet

Về dài hạn, là sức hút cho dòng vốn và triển vọng chung của thị trường Việt Nam.

Mặc dù tác động lạm phát dai dẳng và chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump có ảnh hưởng trước mắt, nhưng trung và dài hạn đối với Việt Nam vẫn là tích cực - Đây là quan điểm của ông Dominic Scriven, Chủ tịch Dragon Capital Việt Nam khi nhìn nhận về các tác động vĩ mô và triển vọng nền kinh tế năm 2025. Theo Chủ tịch Dragon Capital, dưới tác động chính sách của Tổng thống Trump, đồng USD mạnh lên có thể kéo dài quá trình rút vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại các thị trường mới nổi, bao gồm Việt Nam, có thể tiếp tục phải chịu chiết khấu về định giá (như thời “Trump 1.0”).

“Năm 2024 các doanh nghiệp đang cho thấy dấu hiệu khôi phục mạnh mẽ và điều đó mang lại lòng tin. Các doanh nghiệp chúng tôi theo sát đã tăng lợi nhuận 18%. Chúng ta hồi phục, có kế hoạch, kế thừa, làm kinh doanh để tạo 1 thế hệ kế thừa mới, cơ hội sẽ đến từ những động lực tăng trưởng mới”, ông Dominic Scriven nhận định.

Ông cũng khẳng định Việt Nam là một nền kinh tế mở, hội nhập sâu rộng. Năm 2025, dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ khởi sắc hơn, do đó, cũng sẽ tác động đến kinh tế Việt Nam theo chiều tích cực hơn.

Năm 2024, hiện tượng khối ngoại rút vốn ròng đã xảy ra trên khắp các thị trường toàn cầu dưới sức nóng của lạm phát và lãi suất USD cao. Và Việt Nam không ngoại lệ. Ước tính từ đầu năm đến nay, trên HoSE, khối ngoại đã bán ròng khoảng 85.000 tỷ đồng tương đương 3,3 tỷ USD. Đà bán ròng của khối ngoại quay trở lại gần đây dù đan xen có các phiên mua ròng. Xu hướng này được cho sẽ tiếp tục phụ thuộc vào những mối quan ngại liên quan đến chính sách thuế thương mại của Tổng thống Trump, với rủi ro lạm phát quay trở lại, làm ảnh hưởng đến lộ trình giảm lãi suất của Fed.

Trên thị trường giao dịch tài sản, thống kê về hoạt động M&A cũng cho thấy sự suy giảm; trong khi Việt Nam - ngược với Đông Nam Á, vẫn tăng trưởng M&A nhưng vai trò quyết định thuộc về các thương vụ nội địa, của doanh nghiệp nội.

“Đối với thị trường Việt Nam, những yếu tố tác động của DXY và gây áp lực lên tỷ giá khiến khối ngoại vẫn chưa chấm dứt đà bán ròng. Tuy nhiên, điểm đáng mừng là mức chiết khấu của thị trường đâu đó đã đủ để khối ngoại có xu hướng chậm lại đà bán ròng cho đến khi ngừng hẳn”, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu CTCP Chứng khoán VPBank, nhìn nhận.

Dù vậy, ông Dương cũng có quan điểm là tăng trưởng lợi nhuận 9T2024 của doanh nghiệp, sự hồi phục mạnh của nhiều ngành hàng, tín hiệu tốt ở thị trường bất động sản nhà ở… cho thấy có có cơ sở để dự báo tăng trưởng lợi nhuận 2024 và 2025 của doanh nghiệp niêm yết lên mức khả quan hơn.

Việc thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng sẽ giúp nhiều ngành nghề được hưởng lợi như bán lẻ, tiêu dùng, bất động sản nhà ở và khu công nghiệp. Ngoài ra, kỳ vọng về nâng hạng thị trường chứng khoán và cuối cùng, định giá thị trường tương đối hấp dẫn…

Thị trường đang có nền tảng vững mạnh cho “điểm tựa” trước các biến số.

Theo Lê Mỹ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...