• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo

Trao đổi dưới góc độ hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số tại Diễn đàn “Đổi mới sáng tạo trong bối cảnh chuyển đổi số và phát triển bền vững” tổ chức ngày 05/06/2024 tại Hà Nội, bà Trịnh Thị Hương - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết hiện nay chính sách, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số đã được ban hành khá đầy đủ, đồng thời, đã xây dựng công cụ, nền tảng số, cơ sở dữ liệu chuyển đổi số, xây dựng và triển khai đào tạo chuyển đổi số cho doanh nghiệp, cho chuyên gia tư vấn chuyển đổi số, cũng như triển khai hỗ trợ tư vấn chuyên sâu cho doanh nghiệp về chuyển đổi số. Chương trình có sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam – CTCP (PV POWER).

(Bà Trịnh Thu Hương - Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư phát biểu tại Diễn đàn)

Qua đó, có hơn 13.800 doanh nghiệp tại 63 tỉnh, thành phố trên toàn quốc được đào tạo trực tiếp về chuyển đổi số; gần 400 doanh nghiệp được hỗ trợ chuyên sâu xây dựng và triển khai lộ trình chuyển đổi số, 28 doanh nghiệp được đào tạo trực tiếp tại DN cho về chuyển đổi số; Mạng lưới hơn 120 tổ  chức, cá nhân cung  cấp giải pháp, tư vấn,  đào tạo chuyển đổi số được sàng lọc, thành lập, đào tạo và kết nối với cộng đồng doanh nghiệp … 

Tại Diễn đàn, Ông Đỗ Tiến Thịnh – Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhấn mạnh, sau khi có Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, Luật Đầu tư, Nghị quyết 98 của Quốc hội… các cơ chế, chính sách đã bao phủ hơn về ưu đãi đầu tư cho các dự án đầu tư khởi nghiệp sáng tạo, trung tâm đổi mới sáng tạo (so với trước đây tập trung ưu đãi theo ngành nghề và địa bàn đầu tư). Việc quy định ưu đãi đầu tư cho các trung tâm đổi mới sáng tạo do doanh nghiệp thành lập là một bước tiến lớn trong chính sách. Các ưu đãi cho cá nhân (chuyên gia, người lao động trong các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo) bước đầu được quan tâmphát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo quốc gia là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn, về cơ chế thí điểm (sandbox) cho đổi mới sáng tạo đã được quan tâm hơn và một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề này đang được nghiên cứu, sửa đổi.  

(Ông Đỗ Tiến Thịnh – Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia phát biểu tại diễn đàn)

Đến nay, các hoạt động hỗ trợ đổi mới sáng tạo cũng gia tăng về chất lượng, số lượng, điển hình như: Diễn đàn Quỹ Đầu tư đổi mới sáng tạo, Triển lãm Quốc tế đổi mới sáng tạo Việt Nam; Hợp tác với Google nâng cao năng lực số; Hỗ trợ kết nối doanh nghiệp, quỹ đầu tư; Hỗ trợ không gian làm việc, hệ thống phòng Lab, kết nối doanh nghiệp, quỹ đầu tư, trường đại học…

(Toàn cảnh chương trình)

Đại diện của NIC cho rằng, hoạt động đổi mới sáng tạo cần tập trung vào 4 lĩnh vực: Ngành nông nghiệp; Ngành dịch vụ; Ngành công nghiệp, xây dựng, giao thông; Các vùng; với các nhóm giải pháp như: Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Quốc gia liên kết chặt chẽ với khu vực và thế giới; Phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; Phát triển hệ thống các trung tâm đổi mới sáng tạo Quốc gia, các trung tâm đổi mới sáng tạo ngành, vùng, các trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo; Triển khai mạnh mẽ các nền tảng đổi mới sáng tạo mở, mạng lưới đổi mới sáng tạo; Tăng cường liên kết các mạng lưới đổi mới sáng tạo, mạng lưới khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, các trung tâm đổi mới sáng tạo.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...