• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Quá tải bệnh nhân đột quỵ, hội chẩn chữa trị ra thế giới qua robot

Lần đầu tiên khu vực Đông Nam Á, robot chữa trị đột quỵ này giúp tiếp cận đến tiêu chuẩn chất lượng can thiệp cho bệnh nhân trên toàn cầu, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn giới hạn địa lý, kết nối với các bệnh viện hàng đầu trên thế giới.

Sáng 15-9, chương trình Đào tạo y khoa liên tục CME "Cập nhật Chẩn đoán và điều trị Đột quỵ - Từ lý thuyết đến thực hành" do Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ tổ chức đã thu hút hàng trăm chuyên gia trong và ngoài nước (Mỹ, Thổ Nhĩ Kì, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia…) tham gia. Nhiều kiến thức mới nhất trong chẩn đoán điều trị đột quỵ được chia sẻ, cập nhật.

Theo GS-TS-BS Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, đột quỵ hiện nay là vấn đề nóng toàn xã hội. Mỗi năm, tại Việt Nam, có khoảng 200.000 người bị đột quỵ và khoảng 20% trong số đó tử vong. Đáng chú ý, tỉ lệ người trẻ đột quỵ đang có xu hướng gia tăng khi xuất hiện ở độ tuổi dưới 45-50.

Quá tải bệnh nhân đột quỵ, hội chẩn chữa trị ra thế giới qua robot - Ảnh 1.

Robot Corindus can thiệp mạch đột quỵ hiện đại vừa được Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đưa vào sử dụng

Đại diện lãnh đạo Bộ Y tế, GS-TS-BS Lương Ngọc Khuê đánh giá chương trình đào tạo thường quy này ngoài dịp để các bác sĩ trẻ cập nhật kiến thức khoa học chuyên môn mới còn rất có ý nghĩa cho "bức tranh" toàn cảnh tiếp nhận, điều trị đột quỵ hiện nay ở nước ta, đặc biệt định hướng phối hợp xây dựng mạng lưới cấp cứu, can thiệp đột quỵ cho các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước.

Dịp này, với mong muốn đem lại chất lượng chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho người dân, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ đầu tư đưa vào sử dụng thêm một công nghệ hiện đại là  Robot Corindus can thiệp mạch. Đây là robot hiện đại nhất khu vực Đông Nam Á tại thời điểm này (đã được chứng nhận FDA và CE để có thể sử dụng trong can thiệp DSA).

TS-BS Trần Chí Cường, Chủ tịch Hội can thiệp Thần kinh TP HCM, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quốc tế S.I.S Cần Thơ, cho hay Robot Corindus có nhiều ưu việc: Chuẩn xác; hỗ trợ bác sĩ thực hiện kỹ thuật cao trong can thiệp mạch máu trong thời gian nhanh nhất; giảm 95% liều xạ cho bác sĩ thực hiện thủ thuật can thiệp và 21% cho bệnh nhân; giảm ảnh hưởng tác động của áo chì và tư thế đứng, giảm chấn thương cột sống cho các bác sĩ thực hiện thủ thuật chính và các chuyên gia có thể ngồi thoải mái trong phòng điều khiển để điều khiển thao tác của cánh tay Robot trong phòng can thiệp, đặc biệt hiệu quả trong các ca thiệp phức tạp.

Đặc biệt, trong tương lai, với tính năng có thể điều khiển từ xa (qua internet), Robot Corindus giúp tiếp cận đến tiêu chuẩn chất lượng can thiệp cho bệnh nhân trên toàn cầu, giảm hoặc loại bỏ hoàn toàn giới hạn địa lý, kết nối với các bệnh viện hàng đầu trên thế giới đang sử dụng robot Corindus để can thiệp mạch (tính năng telerobotic trên robot Corindus). Khi đó cánh tay Robot tại bệnh viện sẽ được kết nối với trạm điều khiển của một bệnh viện những bệnh viện khác cũng đang trang bị hệ thống Robot Corindus tại Châu Âu/ Mỹ/ Nhật, tại đây các bác sĩ có thể trực tiếp hội chẩn và điều khiển cánh tay robot để thực hiện các kỹ thuật can thiệp mạch phức tạp.

Quá tải bệnh nhân đột quỵ, hội chẩn chữa trị ra thế giới qua robot - Ảnh 2.

Hàng trăm chuyên gia, bác sĩ trong và ngoài nước cập nhật mới kiến thức, chuyên môn đột quỵ sáng 15-9

Sau hơn 3 năm đi vào hoạt động, Bệnh viện S.I.S Cần Thơ đã khám, điều trị cho hơn 189.000 lượt bệnh nhân, trong đó có hơn 82.000 lượt bệnh nhân đến khám, điều trị vì đột quỵ, đa số bệnh nhân ở các tỉnh miền Tây cũng như các khu vực khác trong cả nước.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...