• :
  • :
A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Nhiều vùng miền cả nước có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo quốc gia về Phòng, chống thiên tai cảnh báo trong mưa dông ở nhiều vùng miền trên cả nước có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá.

Nhiều vùng miền cả nước có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá

Mưa dông ở miền Bắc. Ảnh: Minh Hà

Từ ngày 20-22.7, khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có mưa rất to với lượng mưa phổ biến 70-120mm, có nơi trên 180mm (mưa lớn tập trung vào chiều và đêm).

Sáng ngày 20.7, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to và dông với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 70mm.

Chiều tối và tối ngày 20.7, khu vực Trung và Nam Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có mưa vừa, mưa to với lượng mưa 10-30mm, có nơi trên 50mm.

Cơ quan chức năng đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp và các khu đô thị. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét, mưa đá ở cấp 1.

Ngày và đêm 21.7, vùng biển từ Ninh Thuận đến Cà Mau và vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển phía Tây quần đảo Trường Sa) có gió Tây Nam cấp 6, giật cấp 8-9, sóng biển cao 2,0-3,5m, biển động; vùng biển từ Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có gió Tây Nam cấp 5-6, giật cấp 7-8, sóng biển cao 1,5-2,5m, biển động.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển ở cấp 2.

Theo thông tin từ Viện Vật lý địa cầu, trên địa bàn huyện Kon Plong, tỉnh Kon Tum đã xảy ra 8 trận động đất, 4 trận ngày 19.7 (vào hồi 00h26’, 01h39’, 11h45’, 13h42’); 4 trận ngày 20.7 (vào hồi 02h53’, 03h17’, 03h44’, 04h11’); độ lớn từ 2,6-3,6 đôn richter; độ sâu chấn tiêu khoảng 8,2-10,1km.

Về tình hình thủy văn. Mực nước sông Hồng tại Hà Nội và mực nước sông Thái Bình tại Phả Lại biến đổi chậm và chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Lúc 7h ngày 20.7 trên sông Hồng tại trạm Hà Nội là 2 m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại là 0,93m.

Dự báo đến 7h ngày 21.7 mực nước tại trạm Hà Nội có khả năng ở mức 1,8m; trong 36h tới mực nước tại Phả Lại cao nhất có khả năng ở mức 1,55m.

Mực nước các sông Trung Bộ biến đổi chậm, mực nước hạ lưu các sông dao động theo thủy triều và điều tiết hồ chứa.

Mực nước cao nhất ngày 19 giờ trên sông Tiền tại Tân Châu 1,39m (thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm cùng kỳ 0,57m); trên sông Hậu tại Châu Đốc 1,49m (thấp hơn mực nước trung bình nhiều năm cùng kỳ 0,18m). Mực nước 7h 20.7 tại Tân Châu 0,4m, Châu Đốc 0,11m.

Dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long biến đổi chậm theo triều. Đến ngày 23.7 mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 1,50m tại Châu Đốc ở mức 1,65m.

Về tình hình thiệt hại, theo báo cáo của các tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh, Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng mưa lớn kèm theo dông, lốc từ ngày 16.7-19.7 làm 2 người ở Bến Tre bị thương. Về nhà ở khiến 380 nhà bị sập, hư hỏng (Bạc Liêu 82, Trà Vinh 2, Bến Tre 47, Sóc Trăng 76, Cà Mau 173).

Thiệt hại do sạt lở, từ ngày 16-18.7, trên địa bàn huyện Càng Long và Cầu Ngang tỉnh Trà Vinh xảy ra sạt lở với chiều dài 470m.

Ngày 18.7, trên địa bàn xã Tân Dân, huyện Đầm Dơi tỉnh Cà Mau xảy ra 1 vụ sạt lở đất ven sông (tuyến Sông Tân Thành) với chiều dài sạt lở khoảng 25m, chiều rộng 4m làm hư hỏng 20m lộ bê tông và 30m bờ kè.

Tình hình tàu thuyền gặp nạn trên biển. Theo tỉnh Bình Định, sáng ngày 19.7, tàu cá BĐ 30947 TS (trên tàu có 6 ngư dân) bị chìm do sóng to, gió lớn tại vị trí cách Côn Đảo khoảng 145 hải lý, cách mũi Vũng Tàu khoảng 237 hải lý về hướng Đông Nam; 4 ngư dân được các tàu khác cứu và đưa lên tàu, còn 2 ngư dân mất tích.

Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đã điều tàu SAR 413 đi tìm kiếm, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải KV III đã đề nghị đài truyền thông duyên hải liên lạc trực tiếp các tàu đang hành trình trong khu vực tàu bị nạn để hỗ trợ tìm kiếm.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Bài viết liên quan

Nội dung đang cập nhật...