Vũ trụ "nghiêng ngả" vì lỗ đen quái vật bất ngờ lật ngược
Một sự thay đổi đốt ngột, rõ ràng đã diễn ra ở thiên hà 1ES 1927 + 654 cách chúng ta 239 triệu năm ánh sáng: lỗ đen quái vật trung tâm bị đảo ngược từ trường, một hiện tượng lần đầu được ghi nhận.
Đảo ngược từ trường vốn không xa lạ với những thiên thể nhỏ bé hơn, ví dụ như Trái Đất của chúng ta cũng đã từng đảo ngược 2 cực từ Nam - Bắc hàng trăm lần. Mặt Trời cũng đảo ngược từ trường, đó là lý do của chu kỳ 11 năm mạnh lên rồi suy yếu.
Hiện tượng từng được cho là không thể xảy ra với lỗ đen quái vật. Tuy nhiên sự thay đổi khó hiểu của thiên hà 1ES 1927 + 654 đã được ghi nhận.
Lỗ đen quái vật - Ảnh: UNIVERSE TODAY
Theo Universe Today, thiên hà đã được biết đến từ lâu, sáng với hệ số 100 trong ánh sáng nhìn thấy được. Khi mới phát hiện, Đài quan sát Swift đã ghi lại sự phát sáng của nó dưới dạng tia X và tia cực tím.
Đến năm 2017, nó bắt đầu sáng dần lên một cách bí ẩn. Nguyên nhân ban đầu được cho là một ngôi sao lớn đi ngang, nhưng nếu điều đó xảy ra, lỗ đen quái vật của thiên hà phải xé toạc ngôi sao, đồng thời dòng khí trong đĩa bồi tụ của lỗ đen cũng bị gián đoạn. Điều đó không xảy ra, nên giả thuyết về ngôi sao bị loại bỏ.
Sau đó, nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Sibasish Laha từ NASA tìm thấy một giai đoạn tia X từ thiên hà giảm rất nhanh.
Tia X thường được tạo ra bởi các hạt mang điện chuyển động xoắn ốc trong từ trường. Do đó phải có một sự thay đổi từ trường đột ngột. Họ còn quan sát thấy cường độ ánh sáng ở vùng nhìn thấy và tia cực tím cũng tăng lên, cho thấy các phần của đĩa bồi tụ lỗ đen đang nóng dần.
Chỉ có một kịch bản phù hợp: lỗ đen đã "lật ngược", khiến từ trường yếu đi một giai đoạn rồi khôi phục lại. Khi được "khởi động lại", đĩa bồi tụ sẽ hoạt động hiệu quả hơn giúp lỗ đen quái vật càng mạnh mẽ. Cú lật ngược này chắc chắn ảnh hưởng lớn, làm chao đảo vùng vũ trụ xung quanh lỗ đen, nhất là các vật thể cùng thiên hà.
Nghiên cứu vwufa được công bố trực tuyến trên arXiv.